Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2022

Liên đoàn các nữ tu Công giáo trợ giúp 26.000 nạn nhân buôn người

Liên đoàn các nữ tu Công giáo trợ giúp 26.000 nạn nhân buôn người

Liên đoàn các nữ tu Công giáo trợ giúp 26.000 nạn nhân buôn người

By HTWE/Shutterstock

J-P Mauro

20/07/22 - updated on 07/20/22


Talitha Kum là một tổ chức bác ái Công giáo quốc tế hoạt động nhằm chấm dứt thảm cảnh của nạn buôn người.

Talitha Kum là một liên minh các nữ tu Công giáo nỗ lực hoạt động nhằm chấm dứt nạn buôn người, được ca ngợi vì công lao to lớn của họ vào năm 2021. Riêng trong năm ngoái, tổ chức bác ái có trụ sở tại Roma đã ngăn chặn và giải cứu hơn 26.000 phụ nữ thoát khỏi bị bán trên toàn thế giới.

Talitha Kum

Talitha Kum là một mạng lưới nữ tu quốc tế, được thành lập năm 2009 để đối phó với tình trạng buôn người ngày càng gia tăng. Tên của tổ chức lấy từ một thành ngữ tiếng A-ram được tìm thấy trong Phúc âm theo Thánh Máccô, “Này bé, Thầy truyền cho con: trỗi dậy đi.” Ngày nay, tổ chức đang hoạt động ở 92 quốc gia, với 55 mạng lưới quốc gia điều phối 6.039 người tích cực tham gia chống nạn buôn người, trên tất cả các châu lục.

Cùng với việc nhận diện và giải cứu các nạn nhân của nạn buôn người, Talitha Kum cũng hỗ trợ người được giải cứu với nhiều hình thức phục vụ như nơi ở, tư vấn và trợ giúp pháp lý. Các nữ tu cũng tổ chức đào tạo cho người dân địa phương ở các vùng dễ bị tổn thương để nhận biết các dấu hiệu của nạn buôn người. Theo trang Wikipedia của tổ chức, các nữ tu cũng hoạt động để giải cứu các nạn nhân bị buôn bán đến mức người ta còn biết rằng các nữ tu thậm chí cải trang thành gái mại dâm để xâm nhập vào các nhà thổ và bóc lột phụ nữ.

Đại dịch

Agenzia Fides trao đổi với Sơ Abby Avelino, giám đốc Talitha Kum Châu Á, về sự thành công của họ trong năm 2021, khi ước tính rằng Talitha Kum đã hỗ trợ cho khoảng 26.065 nạn nhân buôn người. Sơ Avelino ca ngợi những nỗ lực của tổ chức trong việc nâng cao nhận thức về thảm cảnh này, nhấn mạnh rằng họ đặc biệt thành công trong các chiến dịch nâng cao nhận thức ở các trường học, giáo xứ và cộng đồng địa phương.

Sơ tiếp tục giải thích rằng công việc của họ đã không trở nên dễ dàng hơn trong đại dịch thế giới, hoặc bởi các cuộc xung đột chính trị như Myanmar, Sri Lanka và Pakistan. Sơ nói với Fides:

“Những cuộc khủng hoảng như vậy càng làm tăng số lượng người dễ đi vào tầm ngắm của nạn buôn người, đặc biệt là phụ nữ, thiếu nữ, thanh niên, người di cư và người tị nạn. Những hình thức buôn người trong nước và quốc tế chủ yếu là cưỡng bức lao động, cưỡng hôn và bóc lột tình dục”.

Internet

Sơ Avelino lưu ý rằng khi các vấn đề kinh tế càng trở nên phức tạp, thì người dễ bị tổn thương càng dễ bị mắc bẫy trong những hoàn cảnh bóc lột. Một hình thức giăng bẫy đã phát triển trong những năm đại dịch là “buôn người trên internet và bóc lột tình dục trẻ em trên mạng (OSEC)”. Để đối phó, Talitha Kum đã phải điều chỉnh và đưa các chiến dịch phòng chống trên mạng.

Từ năm 2020, Talitha Kum đã tổ chức các hội thảo trực tuyến về nạn buôn bán người để nâng cao nhận thức và sự phòng ngừa. Tiến trình chuyển sang hình thức trực tuyến rất khó khăn, nhưng đã bắt đầu có kết quả. Năm 2021, nhờ khả năng hiển thị trực tuyến của tổ chức tăng lên, Talitha Kum đã mở rộng sứ mệnh của họ sang Việt Nam và Bangladesh.

“Chúng tôi đã tổ chức các hoạt động bằng cách sử dụng Chương trình kinh tế hiệu quả, giúp phụ nữ và thanh niên ở các làng quê và vùng núi quản lý các nguồn thực phẩm tự nhiên, chẳng hạn như các loại thảo mộc và rau có thể tìm thấy trong những khu rừng địa phương. Chương trình này đã có ảnh hưởng tốt đến cộng đồng địa phương trong việc hỗ trợ và thúc đẩy xây dựng năng lực,” Sơ Avelino nói với Fides.

Đào tạo người trẻ

Talitha Kum cũng đang dành nguồn lực để đảm bảo rằng thế hệ tiếp nối được trang bị tốt để chống lại nạn buôn người. Năm 2021, tổ chức đã khởi động một chương trình mới nhằm đào tạo kỹ năng cho những người lãnh đạo trẻ biết nhận diện và hỗ trợ các nạn nhân buôn người, cũng như nâng cao nhận thức về nạn buôn người. Sơ Avelino giải thích:

“Chúng tôi đã khởi động chương trình các Đại sứ Thanh niên Chống Buôn người Talitha Kum vào năm 2021 để thu hút nhiều người trẻ hơn đến với tầm nhìn và sứ mệnh của Talitha Kum. Thanh niên nam nữ, đại diện cho 10 quốc gia ở Châu Á, đã được đào tạo để trở thành các Đại sứ Thanh niên Chống Buôn người giữa những người đồng trang lứa của họ ở cấp cơ sở,” Sơ nhận xét.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 22/7/2022]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét