Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2020

Một cộng đoàn nữ tu Xitô đem không khí tu viện thời trung cổ trở lại Pháp

Một cộng đoàn nữ tu Xitô đem không khí tu viện thời trung cổ trở lại Pháp
Cộng đoàn đang xây dựng một đại trang trại tu viện, nó cho phép các nữ tu chăm sóc toàn bộ dây chuyền sản xuất của mình, sử dụng những tài nguyên trong khu đất rộng 112 mẫu Anh (hơn 45,3 hécta) của họ: từ những loại cây ăn trái đến đàn bò và heo thả ngoài đồng. (Courtesy of the monastery)

19 tháng Bảy, 2020

Một cộng đoàn nữ tu Xitô đem không khí tu viện thời trung cổ trở lại Pháp

Dự án đại trang trại của tu viện tại vùng Abbaye Sainte-Marie của Boulaur đã tạo nên một làn sóng nhiệt tình trong nước và hiện đang truyền cảm hứng cho các tu viện khác ở Châu Âu.

Solène Tadié

“Một sự khởi động của thế kỷ 12 theo phong cách của thế kỷ 21.” Chính với câu nói vui này mà các nữ tu Đan viện Xitô Boulaur (ở Occitanie, tây nam nước Pháp) mô tả dự án cải tổ đầy tham vọng mà các Sơ đã thiết kế cho địa danh lịch sử của mình.

“Câu nói đơn giản này đề cập đến một vũ trụ tổng thể của quá khứ, trở lại một thời gian khi Kitô giáo đạt tới đỉnh cao vinh quang ở Châu Âu — một kỷ nguyên đã lùi vào dĩ vãng mà nhiều người vẫn nghĩ đến với sự hoài niệm, khi Châu Âu đang chìm vào một cuộc khủng hoảng ơn gọi chưa từng có và một làn sóng đóng cửa các tu viện.

Trong bối cảnh nhạy cảm đối với Giáo hội Công giáo, thông báo gần đây của một kế hoạch tái xây dựng trị giá 4 triệu euro (4,5 triệu Mỹ kim) cho đan viện Fontevrist cổ này, nằm trong một ngôi làng nhỏ nghèo của Pháp, đã vang lên như một ân huệ của Đấng Quan phòng. Tòa nhà lịch sử của thế kỷ 12, nơi là nhà ở của cộng đoàn nữ tu Xitô từ năm 1949, ở trong tình trạng rất xấu khi cộng đoàn Xitô quyết định khôi phục nó.

Bắt đầu ngay cuối thời gian cách ly coronavirus, công trình bao gồm việc tái xây dựng lại một trại bò rộng lớn — dự kiến sẵn sàng chào đón đàn gia súc trong mùa Giáng sinh — và một xưởng sản xuất phó-mát, mứt, pâtés và bột.

Một cộng đoàn nữ tu Xitô đem không khí tu viện thời trung cổ trở lại Pháp

Một cộng đoàn nữ tu Xitô đem không khí tu viện thời trung cổ trở lại Pháp

Mục tiêu không gì khác hơn ngoài việc tái tạo lại một đại nông trại tu viện cổ, cho phép các nữ tu có thể chăm sóc cho toàn bộ dây chuyền sản xuất của mình, sử dụng những tài nguyên trong khu đất rộng 112 mẫu Anh (hơn 45,3 hécta) của mình: từ các loại cây ăn trái đến đàn bò và heo thả ngoài đồng.

Một cộng đoàn nữ tu Xitô đem không khí tu viện thời trung cổ trở lại Pháp

Một cộng đoàn nữ tu Xitô đem không khí tu viện thời trung cổ trở lại Pháp

Một cộng đoàn nữ tu Xitô đem không khí tu viện thời trung cổ trở lại Pháp

Một cộng đoàn phát triển

Dự án táo bạo, được gọi là Grange 21, là đỉnh cao sức sống phi thường của cộng đoàn Boulaur, hiện tại có 27 thành viên (sẽ có 31 thành viên vào tháng Chín), trung bình có năm tân thỉnh sinh mỗi năm. Độ tuổi trung bình của cộng đoàn là 45 tuổi.

“Thật là một ân huệ tuyệt đẹp cho chúng tôi trong thời gian khi thiếu ơn gọi ở khắp nơi, nhưng nó cũng đòi hỏi trách nhiệm vì chúng tôi phải chăm sóc cho tất cả những phụ nữ này, những nhu cầu căn bản của họ, chăm sóc sức khỏe và nghỉ hưu,” Sơ Anne, hiện đang giám sát dự án, trao đổi với Register.

Năm năm trôi qua kể từ khi các nữ tu, noi theo Luật của Thánh Benedict, bắt đầu suy nghĩ về những cách để mở rộng tối đa việc sản xuất và lo liệu được một đời sống tươm tất cho mình, đồng thời trở thành một trung tâm vững chắc và thu hút trong một vùng xa xôi và khá nghèo.

Và tầm nhìn này đã tạo nên một tinh thần hăng hái sâu đậm trong toàn vùng và vượt xa hơn. Video giới thiệu năm 2019 đã rất thành công trên truyền thông xã hội và cũng nhận được lượng phủ sóng rộng trên cả truyền thông truyền thống.

Từ đó, những nguồn vốn bắt đầu đổ vào qua diễn đàn Kitô giáo CredoFunding, nhưng các nữ tu vẫn cần các khoản dâng cúng để biến dự án của họ thành hiện thực.

Bắt đầu từ mùa hè này, cộng đoàn sẽ chào đón những thiện nguyện viên sẵn sàng đóng góp công sức cá nhân trong việc xây dựng.

“Sẽ có những dự án cho mọi người tham gia trong suốt mùa hè, trong đó các thiện nguyện viên sẽ giúp chúng tôi làm gạch để xây dựng mặt trước của trại bò, sử dụng đất trong tu viện,” Sơ Anne nói, và lưu ý rằng cũng sẽ có một số người không phải tín hữu trong đó, họ đã được lay động và soi sáng bởi sức sống của cộng đoàn, và trên hết, bởi tính táo bạo trong khả năng điều hành của cộng đoàn toàn nữ này.

Về vấn đề đó, các chị nữ tu liên lạc với các tu viện khác cũng như các hiệp hội và doanh nghiệp giáo dân là những người sẵn sàng đi theo con đường của họ, mỗi người theo mỗi cách riêng.

Tại một thời điểm khi vị trí của phụ nữ trong Giáo hội bị tranh cãi nhiều và bị biến thành công cụ chính trị, dự án này khai sinh như một lời nhắc nhở sự thật rằng truyền thống tu viện luôn là một con đường cho các nữ tu thể hiện trọn vẹn và tự do tiềm năng của họ.

Ngành nông nghiệp là một ngành trở thành thế giới thống trị của nam giới, suốt nhiều thế kỷ nó đã là một con đường để các nữ tu bảo đảm sự độc lập về kinh tế của họ. “Trong Dòng Xitô của chúng tôi, việc các nữ đan viện trưởng cưỡi ngựa đến thăm những vùng đất và cơ sở của họ là việc rất bình thường trong thế kỷ 12,” Sơ Anne nói.

Nhưng dù mục tiêu của các nữ tu “nhằm thúc đẩy tài năng nữ giới”, thì các Sơ nhấn mạnh rằng bước tiếp cận của họ là sự bao gồm.

Sơ Anne nói: “Chúng tôi rất vui được hợp tác với nam giới và tài năng riêng của họ, đồng thời chúng tôi không chấp nhận bị gò bó, và bị cho rằng chúng tôi chỉ là những nữ tu nhỏ bé không có khả năng tự phát triển các dự án quy mô lớn. Chúng tôi biết mình có thể làm được, nhưng chúng tôi cần nỗ lực vì điều đó, hiệp nhất và biết rõ chúng tôi sẽ đi đến đâu, cùng với Thiên Chúa, luôn luôn như vậy.”

Những điều thời trung cổ dạy cho chúng ta

Xuất phát từ truyền thống, với một cái nhìn tự tin về tương lai, các nữ tu mạnh dạn bước vào dự án đại trang trại của họ, lấy cảm hứng từ Thời Hoàng kim của Dòng Xitô thế kỷ 12 và 13.

Thời kỳ đời sống ẩn tu nở rộ trên khắp Châu Âu chứng kiến nền tảng của hàng trăm tu viện ra đời chỉ trong vài thập kỷ, đã có tác động mạnh mẽ đến toàn xã hội thời đó, cho phép nền kinh tế phát triển qua nông nghiệp. Sự năng động chú ý đến việc xây dựng các con đường, mạng lưới địa hạt và các điểm họp chợ, được thành lập trên khắp các thành phố.

Sơ Anne nhắc lại rằng các nữ tu Dòng Xitô từng lao động chân tay rất nhiều và trao đổi thông tin, điều này khiến họ có thể viết những chuyên luận đầu tiên về nông nghiệp và giúp cho sự phát triển của một nền nông nghiệp tiên tiến ở Châu Âu.

“Chúng tôi muốn trung thành với sự năng động này, nó đã tác động đến nền kinh tế của thế kỷ 12, bằng những phương tiện của thế kỷ 21: Chúng tôi sẽ không có những xe bò như ngày xưa, nhưng những người Mỹ bạn của chúng tôi chắc chắn sẽ tự hào về chiếc máy cày John Deere của chúng tôi,” Sơ nói và cười lớn, và thêm rằng cũng như thời của những người xây dựng các nhà thờ chính tòa, mong muốn của họ là đẩy mạnh những tài năng của văn hóa hiện tại thông qua những đóng góp về nghệ thuật và kiến trúc được thiết kế để bảo tồn và nâng cao cảnh quan.

Một cộng đoàn nữ tu Xitô đem không khí tu viện thời trung cổ trở lại Pháp

“Cách tiếp cận như vậy có chi phí đáng kể, nhưng mục tiêu của chúng tôi không chỉ là kiếm sống trong 30 năm tới. Chúng tôi muốn xây dựng cho sự trường tồn, xây dựng một địa điểm lịch sử dài lâu để truyền lại cho các thế hệ tương lai — và thời Trung cổ là mẫu lý tưởng cho triết lý đó.”

Cũng cần phải nhớ rằng dự án Grange 21 cũng sẽ bao gồm việc xây dựng một thư viện lớn để lưu giữ các bản viết tay quý giá nhất của cộng đoàn, hầu hết chúng có niên đại từ thế kỷ 13 và 14.

Khi nhắc lại sức sống của các tu viện thời trung cổ đã cho phép Giáo hội phát triển và định hình vững chắc toàn cảnh văn hóa của phương Tây, Sơ Anne lập luận rằng việc lấy lại nguồn cội Tin Mừng trong văn hóa Châu Âu ngày nay chỉ có thể thông qua một cuộc canh tân tu viện có khả năng lay động những linh hồn hiện đại.

Hỗ trợ người dân địa phương

Một khía cạnh cốt lõi khác của dự án là lợi ích đáng kể mà người dân địa phương có thể nhận được từ nó trong những năm tới. Thật vậy, bằng cách biến tu viện thành một địa điểm văn hóa, du lịch và giáo dục thu hút, các chị nữ tu của đan viện Boulaur hy vọng họ có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp địa phương và giúp tạo ra những việc làm mới — ngoài việc cung cấp một cửa hàng tạp hóa cho những người trong địa phương không thể dễ dàng đi mua sắm trong thị trấn. Một tiện ích như vậy có thể mở rộng ra toàn khu vực về sau này, một khu vực hiện vẫn còn khá nghèo.

Sơ Anne nói: “Người dân trong khu vực rất quan tâm đến những gì chúng tôi đang làm, vì chúng tôi hoàn toàn ưu tiên cho các doanh nghiệp địa phương để thực hiện công việc tại tu viện, cũng như chúng tôi ủng hộ các kênh phân phối ngắn, bán trực tiếp cùng những sản phẩm chất lượng được sản xuất tại chỗ.”

“Chúng tôi rất muốn tạo ra một cuộc phiêu lưu hoàn toàn mới cho phép chúng tôi tự lo liệu cuộc sống, đồng thời hỗ trợ người dân theo khả năng, chú ý đến sự phát triển của xã hội.”

Solène Tadié là phóng viên Châu Âu của Register.


[Nguồn: ncregister]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 21/7/2020]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét