Thứ Hai, 9 tháng 1, 2023

Tại sao Thánh Phaolô VI bắt đầu Ngày Hòa bình Thế giới vào ngày 1 tháng Một

Tại sao Thánh Phaolô VI bắt đầu Ngày Hòa bình Thế giới vào ngày 1 tháng Một

Tại sao Thánh Phaolô VI bắt đầu Ngày Hòa bình Thế giới vào ngày 1 tháng Một

Public domain

Philip Kosloski

30/12/22


Ngày Hòa bình Thế giới đầu tiên là ngày 1 tháng Một năm 1968, do Thánh Phaolô VI khai mạc.

Trong Giáo hội Công giáo, ngày 1 tháng Một được gọi là “Ngày Hòa bình Thế giới,” và là ngày đức Giáo hoàng cầu nguyện cho hòa bình trên thế giới.

Truyền thống này bắt đầu từ ngày 1 tháng Một năm 1968, do Thánh Giáo hoàng Phaolô VI khởi đầu.

Đức Giáo hoàng Phaolô giải thích hy vọng của ngài về việc cử hành hàng năm trong sứ điệp đầu tiên của ngài nhân Ngày Hòa bình Thế giới.

“Chúng tôi ngỏ lời với tất cả những người thiện chí để khuyến khích họ cử hành “Ngày Hòa bình” trên toàn thế giới vào ngày đầu tiên của năm, ngày 1 tháng Một năm 1968. Chúng tôi mong muốn rằng hàng năm việc kỷ niệm này sẽ được lặp lại như một niềm hy vọng và như một lời hứa vào đầu niên lịch để đo lường và vạch ra con đường của cuộc sống con người theo thời gian, Hòa bình với trạng thái cân bằng thật sự và ích lợi có thể chi phối sự phát triển của các biến cố sẽ đến.”

Thánh Phaolô VI tin rằng bắt đầu năm mới bằng một ngày hòa bình sẽ tập trung sự chú ý của thế giới vào việc cầu nguyện và hành động vì hòa bình trong Năm Mới.

Ngài cũng hy vọng ngày này sẽ được mọi người đón nhận chứ không riêng người Công giáo.

“Giáo hội Công giáo, với mục đích phục vụ và làm gương, chỉ đơn giản mong muốn ‘khởi động ý tưởng’, với hy vọng rằng ngày không chỉ nhận được sự đồng thuận rộng rãi của thế giới văn minh, mà ý tưởng như vậy có thể tìm được nhiều người ủng hộ ở khắp nơi, có thể và có khả năng tạo ấn tượng vào “Ngày Hòa bình,” được kỷ niệm vào ngày đầu tiên của mỗi năm mới, và tính cách chân thành và mạnh mẽ của con người có ý thức, được cứu thoát khỏi những cuộc xung đột hiếu chiến đáng buồn và gây tang thương, sẽ mang lại cho lịch sử của thế giới sự phát triển hạnh phúc hơn, trật tự và văn minh hơn.”

Đồng thời, ngài không muốn ngày này chỉ đơn thuần là cách thể hiện những lời hòa bình sáo rỗng, mà là một cam kết chân thành cho hòa bình thực sự và dài lâu.

Một cảnh báo phải được ghi nhớ. Hòa bình không thể dựa trên những lời hoa mỹ giả tạo được hoan nghênh vì chúng đáp ứng những khát vọng chân chính, sâu thẳm của nhân loại, nhưng chúng cũng có thể phục vụ, và đáng buồn là đôi khi chúng đã phục vụ, để che giấu sự thiếu tinh thần thật sự và những ý định chân thành đối với hòa bình, chưa nói đến việc để che đậy những quan điểm và hành động áp bức và lợi ích của đảng phái.

Do đó, chính vì nền Hòa bình đích thực, vì nền hòa bình công bằng và ổn định, chân thành công nhận quyền con người và nền độc lập của từng quốc gia, mà chúng tôi mời gọi những người khôn ngoan và mạnh mẽ cử hành Ngày này.

Tất cả các vị giáo hoàng sau Thánh Phaolô VI đã cử hành ngày này, và nó đã thực sự trở thành “Ngày Hòa bình Thế giới,” khi hàng triệu người trên toàn cầu cầu nguyện cho hòa bình.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 9/1/2023]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét