Thứ Hai, 28 tháng 10, 2024

Huấn từ Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha ngày 27.10.2024: Chúa Giêsu nhìn thấy người ăn xin và lắng nghe anh ta, bằng đôi tai của cơ thể và đôi tai của trái tim.

Chúa Giêsu nhìn thấy người ăn xin và lắng nghe anh ta, bằng đôi tai của cơ thể và đôi tai của trái tim.

Huấn từ Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha

Huấn từ Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha ngày 27.10.2024: Chúa Giêsu nhìn thấy người ăn xin và lắng nghe anh ta, bằng đôi tai của cơ thể và đôi tai của trái tim.

Vatican Media


*******

Trưa nay, cuối Thánh lễ do Đức Thánh Cha chủ tế tại Vương cung thánh đường Vatican để bế mạc Phiên họp thứ hai của Đại hội đồng thường kỳ XVI của Thượng hội đồng giám mục (từ ngày 2 đến 27 tháng 10 năm 2024) về chủ đề: “Vì một Giáo hội hiệp hành: hiệp thông, tham gia và sứ vụ”, Đức Thánh Cha Phanxicô xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc của Điện Tông tòa Vatican để đọc kinh Truyền tin với khoảng 30.000 tín hữu và khách hành hương tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô như thường lệ vào Chúa Nhật.

Sau đây là huấn từ của Đức Thánh Cha trước giờ đọc kinh kính Đức Mẹ:

____________________________________


Huấn từ của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, chúc anh chị em Chúa nhật tốt lành!

Hôm nay, Tin Mừng phụng vụ (Mc 10:46-52) kể cho chúng ta việc Chúa Giêsu chữa lành một người mù. Tên anh ta là Batimê, nhưng đám đông trên phố không để ý đến anh: anh ta là một người ăn xin nghèo khổ. Những người đó không để mắt đến người mù; họ để mặc anh ta, họ không để ý đến anh ta. Không một ánh mắt quan tâm, không một cảm giác thương xót. Batimê cũng không nhìn thấy, nhưng anh ta nghe thấy và anh ta làm cho mình được lắng nghe. Anh ta kêu lớn, anh ta kêu lớn tiếng, “Lạy Con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi!” (câu 48). Chúa Giêsu nghe thấy và nhìn thấy anh ta. Người sẵn sàng giúp đỡ và hỏi, “Anh muốn tôi làm gì cho anh?” (câu 51).

“Anh muốn tôi làm gì cho anh?” Trước một người mù thì câu hỏi này có vẻ như là một sự trêu chọc, nhưng thực ra, nó là một thử thách. Chúa Giêsu đang hỏi Batimê rằng anh ta thực sự đang tìm kiếm ai, và vì lý do gì. Ai là “Con vua Đavít” đối với anh? Và từ đó, Chúa bắt đầu mở mắt cho người mù. Chúng ta hãy xem xét ba khía cạnh của cuộc gặp gỡ này, những điều làm thành một cuộc đối thoại: tiếng kêu, lòng tin, cuộc hành trình.

Trước hết, tiếng kêu của Batimê, không chỉ là lời cầu xin giúp đỡ. Đó là lời khẳng định về bản thân. Người mù đang nói rằng, “Tôi ở đây, hãy nhìn tôi. Tôi không thấy Ngài, thưa ông Giêsu. Ngài có thấy tôi không?” Có, Chúa Giêsu nhìn thấy người ăn xin, và Người lắng nghe anh ta bằng đôi tai của cơ thể và đôi tai của trái tim. Hãy nghĩ đến chính chúng ta, khi chúng ta đi ngang qua một người ăn xin trên phố: đã bao nhiêu lần chúng ta quay mặt nhìn chỗ khác, đã bao nhiêu lần chúng ta phớt lờ người đó, như thể anh ta không tồn tại? Và chúng ta có nghe thấy tiếng kêu của những người ăn xin không?

Điểm thứ hai: lòng tin. Chúa Giêsu nói gì? “Anh hãy đi; lòng tin của anh đã cứu anh” (câu 52). Batimê nhìn thấy vì anh tin; Đức Kitô là ánh sáng của đôi mắt anh. Chúa quan sát cách Batimê nhìn Người. Cách tôi nhìn một người ăn xin như thế nào? Tôi có lờ anh ta không? Tôi có nhìn người ăn xin như Chúa Giêsu không? Tôi có khả năng hiểu được những nhu cầu, hiểu được tiếng kêu cứu giúp của anh ta không? Khi anh chị em làm phúc bố thí, anh chị em có nhìn vào mắt người ăn xin không? Anh chị em có chạm vào tay người đó để cảm nhận da thịt anh ta không?

Cuối cùng, cuộc hành trình. Batimê được chữa lành, liền “đi theo Người trên con đường Người đi” (câu 52). Nhưng mỗi người chúng ta cũng là Batimê, mù lòa bên trong, đi theo Chúa Giêsu khi Người tiến đến với anh ta. Khi anh chị em đến gần một người nghèo và cho người đó cảm nhận được sự gần gũi của mình, thì chính Chúa Giêsu đến gần anh chị em trong con người của người nghèo khó đó. Xin đừng nhầm lẫn: làm phúc bố thí không phải là sự phân phát bố thí. Người nhận được nhiều ân sủng nhất từ ​​việc làm phúc bố thí là người cho đi, vì người đó được Chúa nhìn thấy.

Chúng ta cùng dâng lời cầu nguyện lên Mẹ Maria, là bình minh của ơn cứu độ, để Mẹ bảo vệ con đường của chúng ta trong ánh sáng của Chúa Kitô.

_______________________________________________________


Sau Kinh Truyền tin

Anh chị em thân mến!

Hôm nay chúng ta kết thúc Thượng Hội đồng Giám mục. Chúng ta hãy cầu nguyện để mọi điều chúng ta đã làm trong tháng này có thể tiến triển vì lợi ích của Giáo hội.

Ngày 22 tháng 10 này đánh dấu kỷ niệm năm mươi năm thành lập Ủy ban Đặc trách về Quan hệ với Người Do Thái của Thánh Phaolô VI, và ngày mai sẽ là kỷ niệm sáu mươi năm Tuyên ngôn Nostra aetate của Công đồng chung Vatican II. Đặc biệt trong thời gian đau khổ và căng thẳng rất lớn này, tôi động viên những người đang tham gia đối thoại vì hòa bình ở cấp địa phương.

Ngày mai, một Hội nghị quốc tế quan trọng của Hội Hồng Thập tự và Trăng lưỡi liềm đỏ sẽ khai mạc tại Geneva, bảy mươi lăm năm sau Công ước Geneva. Mong rằng sự kiện này sẽ đánh thức lương tâm để trong các cuộc xung đột vũ trang, mạng sống và phẩm giá của con người và các dân tộc, cũng như sự toàn vẹn của các công trình dân sự và nơi thờ phượng, được tôn trọng theo luật nhân đạo quốc tế. Thật đáng buồn khi chứng kiến ​​các bệnh viện và trường học bị phá hủy trong chiến tranh ở một số nơi.

Tôi cùng với Giáo hội San Cristóbal de las Casas thân yêu, tại tiểu bang Chiapas của Mexico, thương tiếc linh mục Marcelo Pérez Pérez, bị sát hại hôm Chúa Nhật tuần trước. Một người tôi tớ nhiệt thành của Tin Mừng và của Dân trung thành của Chúa, xin cho sự hy sinh của ngài, cũng như sự hy sinh của các linh mục khác bị giết vì lòng trung thành với thừa tác vụ, trở thành hạt giống của hòa bình và đời sống Kitô giáo.

Tôi gần gũi với người dân Philippines, đang bị một cơn bão mạnh tấn công. Xin Chúa nâng đỡ dân tộc với đức tin mạnh mẽ này.

Cha chào tất cả anh chị em, người Rome và anh chị em hành hương. Đặc biệt, cha chào Hội đoàn Señor de los Milagros, của người Peru tại Roma, cha cảm ơn vì chứng tá của họ và động viên họ tiếp tục trên con đường đức tin.

Tôi chào nhóm các vị cao niên đến từ Loiri Porto San Paolo, các ứng viên chuẩn bị lãnh nhận bí tích Thêm sức từ Assemini, Cagliari, “Những người hành hương vì sức khỏe” từ Piacenza, các tu sĩ dòng Xitô tại Đền thánh Cotrino và Liên đoàn Hiệp sĩ nghèo Thánh Bernard ở Chiaravalle.

Và xin chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện cho hòa bình, đặc biệt là ở Ukraine, Palestine, Israel và Li Băng, để tình trạng leo thang có thể được dừng lại và tôn trọng sự sống con người, vốn là thánh thiêng, được đặt lên hàng đầu! Những nạn nhân đầu tiên là dân thường: chúng ta thấy điều này hàng ngày. Quá nhiều nạn nhân vô tội! Mỗi ngày chúng ta thấy hình ảnh trẻ em bị tàn sát. Quá nhiều trẻ em! Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình.

Cha chúc tất cả anh chị em Chúa nhật tốt lành. Và xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng, và arrivederci!



[Nguồn: exaudi]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 28/10/2024]


Tông huấn mới của Đức Thánh Cha về Thánh Tâm Chúa Giêsu: “Ngài yêu thương chúng ta”

Tông huấn mới của Đức Thánh Cha về Thánh Tâm Chúa Giêsu: “Ngài yêu thương chúng ta”

Lời mời gọi tái khám phá bản chất của tình yêu Thiên Chúa qua Thánh Tâm Chúa Giêsu

Tông huấn mới của Đức Thánh Cha về Thánh Tâm Chúa Giêsu: “Ngài yêu thương chúng ta”

*******

Với tựa đề Dilexit nos, thông điệp thứ tư của Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta tái khám phá tình yêu thương con người và nước trời của Thánh Tâm Chúa Giêsu Kitô. Tài liệu này không chỉ tiếp nối truyền thống phong phú của lòng sùng kính Thánh Tâm, mà còn nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc sống đức tin với sự dịu dàng, niềm vui và lòng nhiệt thành truyền giáo. Thánh Tâm Chúa Giêsu không chỉ thúc đẩy chúng ta yêu thương, mà còn sai chúng ta đi phục vụ anh chị em mình.


Một tình yêu không thể quên

Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta: “Người đã yêu thương chúng ta,” một lời tuyên bố cho chúng ta thấy rằng không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu đó (Rm 8:39). Đây là mở đầu của tông huấn, nhấn mạnh rằng Trái tim Chúa Kitô chờ đợi chúng ta vô điều kiện, không đòi hỏi điều kiện tiên quyết để yêu thương chúng ta. Nhờ Người, chúng ta đã biết và tin vào tình yêu mà Thiên Chúa dành cho chúng ta (1 Ga 4:16).


Tình yêu của Chúa Kitô trong một thế giới đang rất cần

Trong bối cảnh khi nhiều hình thức của lòng mộ đạo phát triển mạnh mẽ, tách biệt khỏi mối tương quan cá nhân với Thiên Chúa, Đức Thánh Cha chỉ ra rằng chúng ta thường quên mất “sự dịu dàng của đức tin, niềm vui phục vụ và lòng nhiệt thành của sứ vụ”. Vì lý do này, ngài mời gọi chúng ta đào sâu hơn vào tình yêu của Chúa Kitô được biểu lộ qua Thánh Tâm của Người, nơi chúng ta có thể tìm thấy bản chất của Tin Mừng và học cách yêu thương thực sự.

Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng khi gặp gỡ tình yêu của Chúa Kitô, chúng ta có khả năng tạo ra các mối liên kết huynh đệ và nhận biết phẩm giá của mỗi người. Trước Trái Tim Chúa Giêsu, chúng ta cầu xin Người thương xót trái đất bị thương tổn của chúng ta và xin Người ban cho chúng ta ánh sáng và tình yêu cần thiết để đối mặt với những thách thức hiện tại, từ chiến tranh đến chủ nghĩa tiêu dùng và việc sử dụng công nghệ vô trách nhiệm. Tông huấn này ra đời vào thời điểm quan trọng, khi chúng ta kỷ niệm 350 năm ngày Thánh Tâm Chúa được mặc khải cho Thánh Margaret Mary Alacoque.


Trở về với trái tim trong những thời điểm khủng hoảng

Được chia thành năm chương, tông huấn này khám phá lòng sùng bái Thánh Tâm Chúa Giêsu và di sản thiêng liêng phong phú của nó. Trong chương đầu tiên, có tựa đề “Tầm quan trọng của trái tim”, Đức Thánh Cha thúc giục chúng ta hãy quay trở lại với điều cốt yếu trong một thế giới thường xô đẩy chúng ta đến với chủ nghĩa tiêu dùng. Kinh Thánh trình bày trái tim như là cốt lõi của bản thể chúng ta, một nơi khả tín mà những câu hỏi thực sự quan trọng đặt ra: Tôi muốn mang lại ý nghĩa gì cho cuộc sống của mình? Tôi là ai trước mặt Chúa?

Đức Phanxicô chỉ trích việc gạt bỏ trái tim trong triết học đương đại, vốn coi trọng lý trí và ý chí hơn tình yêu. Ngài nhắc nhở chúng ta rằng bản sắc tinh thần của chúng ta nằm ở trái tim, nơi hiệp nhất chúng ta với người khác và cho phép chúng ta thiết lập các mối quan hệ đích thực.


Biến đổi thế giới từ trái tim

Trong chương thứ hai, Đức Thánh Cha phân tích về “những cử chỉ và lời nói yêu thương” của Chúa Kitô cho chúng ta thấy được sự gần gũi và lòng thương xót của Người. Qua những cuộc gặp gỡ với nhiều người khác nhau, Chúa Giêsu cho chúng ta thấy rằng sự chú ý của Người tập trung vào những mối quan tâm và đau khổ của chúng ta. Tình yêu của Chúa được biểu lộ trên thập giá, nơi sự hy sinh của Người trở thành chứng tá mạnh mẽ nhất về tình yêu của Người.


Một trái tim đã quá yêu thương

Chương thứ ba tập trung vào “Trái tim đã yêu thương quá nhiều”, nhắc lại cách thức Giáo hội suy niệm về mầu nhiệm Thánh Tâm Chúa Giêsu. Ở đây, Đức Phanxicô giải thích rõ rằng lòng sùng kính Thánh Tâm không chỉ giới hạn ở việc tôn thờ một cơ quan của cơ thể, mà đó là việc nhận biết trong trái tim rộng mở đó tình yêu Thiên Chúa và con người hiệp nhất chúng ta. Tình yêu này là sự tổng hợp của Phúc Âm, một lời kêu gọi canh tân đức tin của chúng ta giữa nhiều chiều hướng tâm linh đang phổ biến trong xã hội.


Lòng sùng kính đưa chúng ta đến hành động

Những chương cuối của tông huấn nhấn mạnh mối liên hệ giữa kinh nghiệm thiêng liêng cá nhân và sự dấn thân cộng đoàn. Trong chương thứ tư, “Tình yêu cho chúng ta suối nguồn”, chúng ta được nhắc nhở rằng Thánh Tâm Chúa Kitô là nguồn tình yêu làm dịu cơn khát và thanh tẩy những điều ô uế của chúng ta. Qua chứng tá của các thánh, chúng ta học cách nhìn nhận Thánh Tâm như một nơi gặp gỡ cá nhân với Chúa.

Cuối cùng, chương “Yêu thương vì yêu” khuyến khích chúng ta sống chiều kích truyền giáo của lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Kitô. Khi chúng ta đến gần Chúa Cha hơn, chúng ta được sai đi để yêu thương anh chị em mình, trở thành tác nhân của nền văn minh tình yêu.


Lời cầu nguyện của Đức Phanxicô

Tông huấn kết thúc bằng lời cầu nguyện của Đức Thánh Cha: “Tôi xin Chúa Giêsu ban những dòng nước hằng sống tuôn đổ từ Thánh Tâm của Người cho tất cả chúng ta, chữa lành vết thương của chúng ta và củng cố khả năng yêu thương và phục vụ của chúng ta.” Với lời mời gọi này, Đức Phanxicô kêu gọi chúng ta sống một tình yêu biến đổi thế giới từ trái tim.

Tải xuống Tông huấn theo định dạng sau: PDF


[Nguồn: exaudi]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 27/10/2024]


Thứ Tư, 23 tháng 10, 2024

Các thánh là những người tôi tớ: Bài giảng và hình ảnh trong lễ phong thánh

Các thánh là những người tôi tớ: Bài giảng và hình ảnh trong lễ phong thánh

Các thánh là những người tôi tớ: Bài giảng và hình ảnh trong lễ phong thánh

Antoine Mekary | ALETEIA


Kathleen N. Hattrup

20/10/24


Trong Thánh lễ Tuyên phong thánh lần thứ 2 của năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa thêm 14 vị vào sổ các thánh của Giáo hội.

Vào ngày 20 tháng 10 năm 2024, Đức Thánh Cha Phanxicô chủ trì Thánh lễ tuyên phong Thánh cho mười một vị tử đạo bị sát hại ở Syria vào thế kỷ 19, cùng với ba vị sáng lập các dòng tu: một nữ tu người Canada và một nữ tu người Ý, và một linh mục người Ý. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng các Kitô hữu phải phục vụ không có giới hạn và không có bất kỳ ham muốn quyền lực nào.

Khoảng 65 hồng y, 200 giám mục và 530 linh mục, trong Quảng trường, đồng tế Thánh lễ phong thánh lần thứ hai trong năm nay. Vào tháng 2, Đức Thánh Cha đã công bố nữ tu Mama Antula người Argentina (1730-1799) là thánh, nâng tổng số các thánh được công nhận dưới triều đại Đức Thánh Cha Phanxicô lên 912.

Những bức ảnh chân dung lớn của các vị tân thánh được treo trên mặt tiền tuyệt mỹ của Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô. Hàng ngàn tín hữu tập trung tại quảng trường có thể nhìn thấy khuôn mặt của 11 “Vị tử đạo của Damascus”, bị nhóm Druze sát hại vào tháng 7 năm 1860 tại thủ đô Syria; nữ tu người Canada Marie-Léonie Paradis (1840-1912), người sáng lập Dòng Tiểu muội Thánh gia; nhà truyền giáo người Ý Giuseppe Allamano (1851-1926), người sáng lập Viện Truyền giáo và Dòng Nữ tu Truyền giáo Consolata; và nữ tu người Ý Elena Guerra (1835-1914), sáng lập Dòng Nữ tu Thánh Zita, một cộng đoàn chuyên giáo dục các thiếu nhi nữ.

Các thánh là những người tôi tớ: Bài giảng và hình ảnh trong lễ phong thánh


“Những vị thánh mới đã sống theo phong cách của Chúa Giêsu”

Bắt đầu Thánh lễ, Đức Thánh Cha người Argentina đã công bố công thức phong thánh bằng tiếng Latin và đọc sắc lệnh ghi tên của các vị thánh mới vào danh sách các thánh.

Ngài nói trong bài giảng: “Những vị thánh mới này đã sống theo phong cách của Chúa Giêsu. Đức tin và hoạt động tông đồ mà các ngài thực hành không nuôi dưỡng trong lòng những ham muốn và thèm khát quyền lực thế gian, nhưng ngược lại, khiến họ trở thành những người phục vụ anh chị em của mình, sáng tạo trong việc thiện, kiên định trong khó khăn, quảng đại đến cùng.”

Phát biểu trước các tham dự viên Thượng hội đồng đang diễn ra tại Vatican, Đức Giáo hoàng nhấn mạnh đến khái niệm phục vụ, “phong cách của Thiên Chúa, Đấng tự làm mình trở nên rốt hết để những người rốt hết được nâng lên và trở thành người trước hết”.

“Phục vụ xuất phát từ tình yêu, và tình yêu thì không có giới hạn, nó không tính toán, nó cho đi và trao tặng; nó không tạo ra để đạt được kết quả, nó không phải là một cách thể hiện năm thì mười họa, nó xuất phát từ con tim, một trái tim được đổi mới bởi tình yêu và trong tình yêu.”

Như thường lệ, Đức Thánh Cha để một hồng y, lần này là Đức Marcello Semeraro, Tổng trưởng Bộ Phong thánh, cử hành Thánh lễ tại bàn thờ - với vị giáo hoàng chuẩn bị mừng sinh nhật 88 tuổi ngồi trên ghế bên cạnh. Đức Thượng phụ Hội thánh Maron Béchara Boutros Raï, người tham gia vào quá trình phong chân phước cho các vị tử đạo Damascus, cũng hiện diện tại bàn thờ, cùng với Đức Hồng y Pierbattista Pizzaballa, Thượng phụ Latinh của Giêrusalem.

Đức Phanxicô cũng nhắc đến sự hiện diện của phó tổng thống Uganda, người đã đến Rome để kỷ niệm 60 năm ngày Đức Giáo hoàng Phaolô VI tuyên thánh cho các vị tử đạo Uganda.


Sau đây là bài giảng của Đức Thánh Cha:

Chúa Giêsu hỏi Giacôbê và Gioan: “Các anh muốn Thầy thực hiện cho các anh điều gì?” (Mc 10:36). Ngay sau đó, Người hỏi họ: “Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không?” (Mc 10:38). Chúa Giêsu đặt ra những câu hỏi và từ đó Người giúp chúng ta phân định, vì những câu hỏi cho phép chúng ta khám phá những gì ở bên trong chúng ta, làm sáng tỏ những ước muốn trong lòng chúng ta, ngay cả những ước muốn mà chúng ta không nhận thức được.

Chúng ta hãy để cho lời của Chúa chất vấn chúng ta. Chúng ta hãy tưởng tượng rằng Chúa đang hỏi mỗi người chúng ta: “Các con muốn Ta thực hiện điều gì cho các con?”; và câu hỏi thứ hai: “Các con có thể uống nổi chén của Ta không?”

Qua những câu hỏi này, Chúa Giêsu cho thấy mối liên hệ giữa Người và các môn đệ, cũng như kỳ vọng của họ về Người, với tất cả những khía cạnh điển hình của bất kỳ mối quan hệ nào. Giacôbê và Gioan quả thực gần gũi với Chúa Giêsu, nhưng họ cũng có những đòi hỏi nhất định. Họ bày tỏ mong muốn được ở gần Người, nhưng chỉ là để chiếm một vị trí danh dự, để đóng một vai trò quan trọng, “một người ngồi bên hữu và một người ngồi bên tả của Thầy, khi Thầy được vinh quang” (Mc 10:37). Rõ ràng họ nghĩ về Chúa Giêsu là Đấng Mêsia, một Đấng Mêsia chiến thắng và vinh quang, và mong đợi Người chia sẻ vinh quang của Người với họ. Họ nhìn thấy ở Chúa Giêsu Đấng Mêsia, nhưng nhìn Người theo phạm trù quyền lực.

Chúa Giêsu không ngắt lời các tông đồ, nhưng đào sâu hơn, lắng nghe và đọc tâm hồn của mỗi người môn đệ và cả mỗi người chúng ta. Rồi thông qua hai câu hỏi trong cuộc trao đổi, Người cố gắng làm lộ ra ước muốn trong những yêu cầu của họ. Thậm chí ngay trong Giáo hội, chúng ta cũng thấy những ý tưởng này về danh dự hoặc quyền lực.

Trước tiên, Người hỏi: “Các con muốn Ta thực hiện điều gì cho các con?”, một câu hỏi làm lộ ra những suy nghĩ trong lòng họ, làm sáng tỏ những kỳ vọng và giấc mơ về vinh quang ẩn giấu mà các môn đệ âm thầm vun đắp. Như thể Chúa Giêsu hỏi rằng: “Các con muốn Ta là ai đối với các con?”. Theo cách này, Người vạch trần mong muốn thực sự của các môn đệ: một Đấng Mêsia quyền lực và chiến thắng, Đấng sẽ ban cho họ một vị trí danh dự.

Với câu hỏi thứ hai, Chúa Giêsu bác bỏ hình ảnh này về Đấng Mêsia và từ đó giúp các ông thay đổi quan điểm của mình, tức là được hoán cải: “Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không?” Như vậy, Chúa cho thấy Người không phải là Đấng Mêsia mà họ nghĩ; Người là Thiên Chúa của tình yêu, Đấng cúi xuống để với tới người đã bị chìm sâu; Đấng làm cho mình trở nên yếu đuối để nâng đỡ người yếu đuối, Đấng hoạt động cho hòa bình chứ không phải cho chiến tranh, Đấng đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ. Chén mà Chúa sẽ uống là hy tế cuộc đời của Người, được ban cho chúng ta vì tình yêu, thậm chí đến chết, và chết trên thập giá.

Hơn nữa, bên tả và bên hữu Chúa sẽ có hai kẻ trộm, bị treo trên thập giá giống như Người và không được ngồi trên ngai tòa quyền lực; hai tên trộm bị đóng đinh với Chúa Kitô trong đau đớn, không được tôn vinh trong vinh quang. Vị vua bị đóng đinh, người công chính bị kết án trở thành nô lệ của tất cả: người này thực là Con Thiên Chúa! (x. Mc 15:39). Những kẻ thống trị thì không chiến thắng, mà chỉ những ai phục vụ vì yêu thương. Chúng ta cũng được nhắc nhở về điều này trong Thư gửi tín hữu Do Thái: “Vị Thượng Tế của chúng ta không phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta” (Dt 4:15).

Đến lúc này, Chúa Giêsu có thể giúp các môn đệ của Người hoán cải, thay đổi cách suy nghĩ của họ: “Anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân” (Mc 10:42). Nhưng đó không phải là con đường của những người theo Chúa, Đấng đã tự biến mình thành tôi tớ để tiếp cận mọi người bằng tình yêu. Những ai theo Đức Kitô, nếu muốn trở nên vĩ đại, phải phục vụ qua việc học tập nơi Người.

Anh chị em thân mến, Chúa Giêsu cho thấy những suy nghĩ, những khao khát và ước muốn trong tâm hồn chúng ta, đôi khi vạch trần những kỳ vọng của chúng ta về vinh quang, thống trị, quyền lực và sự phù phiếm. Người giúp chúng ta không suy nghĩ theo những tiêu chuẩn của thế gian, nhưng theo phong cách của Thiên Chúa, Đấng tự làm mình trở nên rốt hết để những người rốt hết được nâng lên và trở thành người trước hết. Trong khi những câu hỏi này của Chúa Giêsu, với giáo huấn của Người về sự phục vụ, thường là khó hiểu đối với chúng ta cũng như đối với các môn đệ khi xưa, nhưng bằng cách theo Chúa, bước theo dấu chân Người và chào đón món quà tình yêu của Người làm biến đổi cách suy nghĩ của chúng ta, chúng ta có thể học được cách phục vụ của Thiên Chúa. Chúng ta đừng quên ba từ ngữ thể hiện phong cách phục vụ của Thiên Chúa: gần gũi, thương xót và dịu dàng. Thiên Chúa đến gần, động lòng thương xót và dịu dàng để phục vụ. Gần gũi, thương xót và dịu dàng.

Đây là những điều chúng ta cần phải khao khát: không phải là quyền lực, mà là sự phục vụ. Phục vụ là lối sống của người Kitô hữu. Nó không phải là một danh mục những việc cần làm, để khi xong, chúng ta có thể coi như phần việc của mình đã hoàn thành; những người phục vụ bằng tình yêu không bao giờ nói: “bây giờ đến lượt người khác”. Đây là cách suy nghĩ của những người làm công, không phải là chứng nhân. Phục vụ xuất phát từ tình yêu, và tình yêu thì không có giới hạn, nó không tính toán, nó cho đi và trao tặng; nó không tạo ra để đạt được kết quả, nó không phải là một cách thể hiện năm thì mười họa, nó xuất phát từ con tim, một trái tim được đổi mới bởi tình yêu và trong tình yêu.

Khi chúng ta học cách phục vụ, mọi cử chỉ quan tâm và chăm sóc, mọi biểu hiện dịu dàng, mọi công việc của lòng thương xót của chúng ta đều trở thành sự phản ánh tình yêu của Thiên Chúa. Vì vậy, theo cách này, tất cả chúng ta – mỗi người chúng ta – hãy tiếp tục công việc của Chúa Giêsu trên thế giới.

Dưới ánh sáng này, chúng ta nhớ đến những người môn đệ của Phúc Âm được tuyên phong thánh ngày hôm nay. Trong suốt chiều dài lịch sử đầy biến động của nhân loại, họ vẫn là những người tôi tớ trung thành, là những người nam và nữ phục vụ trong phúc tử đạo và niềm vui, giống như Cha Manuel Ruiz López và các bạn đồng hành của ngài. Họ là những linh mục và tu sĩ hăng say với lòng nhiệt thành rao giảng Tin Mừng, như Cha Joseph Allamano, Nữ tu Marie Leonie Paradis và Nữ tu Elena Guerra. Những vị thánh mới này đã sống theo phong cách của Chúa Giêsu. Đức tin và hoạt động tông đồ mà các ngài thực hành không nuôi dưỡng trong lòng những ham muốn và thèm khát quyền lực thế gian, nhưng ngược lại, khiến họ trở thành những người phục vụ anh chị em của mình, sáng tạo trong việc thiện, kiên định trong khó khăn, quảng đại đến cùng

Chúng ta tin tưởng xin sự chuyển cầu của các ngài để chúng ta cũng có thể theo Chúa Kitô, theo chân Người trong việc phục vụ và trở thành những chứng nhân hy vọng cho thế giới.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 23/10/2024]


Năm Thánh 2025: Một cuộc tập hợp của đức tin và hy vọng

Năm Thánh 2025: Một cuộc tập hợp của đức tin và hy vọng

Khám phá ý nghĩa và cơ hội mà sự kiện đặc biệt này mang lại trong đời sống của Giáo hội Công giáo

Năm Thánh 2025: Một cuộc tập hợp của đức tin và hy vọng

*******

Năm Thánh là thời gian đặc biệt trong đời sống Giáo hội Công giáo, một thời gian của ân sủng và tha thứ được cử hành 25 năm một lần. Năm Thánh sắp tới, dự kiến ​​diễn ra vào năm 2025, với khẩu hiệu “Những người hành hương của hy vọng”, nhấn mạnh lời kêu gọi các tín hữu hãy canh tân sự dấn thân của họ đối với đức tin và sứ mệnh của Giáo hội. Sự kiện này là một phần truyền thống phong phú của Giáo hội nhằm thúc đẩy sự hòa giải, hòa bình và hiệp nhất giữa các tín hữu.


Lịch sử Năm Thánh

Năm Thánh có nguồn gốc từ truyền thống Do Thái, cụ thể là trong Cựu Ước, trong đó năm thánh được đề cập đến sau mỗi 50 năm, một thời gian để giải phóng và bồi hoàn. Từ năm 1300, với Năm Thánh đầu tiên được Đức Giáo hoàng Boniface VIII ban hành, việc cử hành được tổ chức tại Rome. Đây là thời gian để các tín hữu lãnh nhận các bí tích và đón nhận ơn toàn xá.


Năm Thánh 2025: Mục tiêu và Chủ đề

Chương trình Năm Thánh 2025 sẽ tập trung vào một số mục tiêu, bao gồm:

  • Hòa giải: Thúc đẩy hòa bình và chữa lành trong các cộng đoàn và trên thế giới.
  • Chứng nhân: Mời gọi các tín hữu sống đức tin chân thực và làm chứng nhân cho tình yêu của Chúa Kitô.
  • Sứ mệnh: Củng cố sự dấn thân đối với việc loan báo tin mừng và phục vụ tha nhân, đặc biệt là những người thiếu thốn nhất.

Các hoạt động theo lịch trình

Trong suốt Năm Thánh, nhiều hoạt động và cử hành khác nhau sẽ được tổ chức, chẳng hạn như:
  • Hành hương: Người tín hữu được kêu gọi tham gia các cuộc hành hương về Rome, tại đây họ có thể đến viếng những thánh địa, tham dự Thánh lễ với Đức Giáo hoàng và nhận được các ơn đại xá.
  • Sự kiện văn hóa và thiêng liêng: Sẽ có một lịch sự kiện bao gồm các hội thảo, giờ cầu nguyện và các hoạt động cộng đoàn để củng cố đức tin và ý thức cộng đoàn giữa những người tham dự.

Cách chuẩn bị

Để sống Năm Thánh này cách trọn vẹn, các tín hữu được mời gọi chuẩn bị tinh thần thông qua:
  • Cầu nguyện: Thêm thời gian cầu nguyện cá nhân và cộng đoàn, xin ơn hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
  • Xưng tội: Hãy đến với bí tích hòa giải để đón nhận ơn tha thứ và bắt đầu trở lại.
  • Phục vụ: Dấn thân giúp đỡ tha nhận, đặc biệt là những người cần giúp đỡ nhất, như một cách sống đức tin bằng hành động.
Năm Thánh 2025 là cơ hội đặc biệt cho tất cả mọi người Công giáo để canh tân đức tin và sự dấn thân của họ đối với sứ mệnh của Giáo hội. Trong thời gian ân sủng này, không chỉ tìm kiếm sự tha thứ và hòa giải, mà còn cả tiếng gọi trở thành người môn đệ đích thực của Chúa Kitô trong thế giới đương đại. Khẩu hiệu “Những người hành hương của hy vọng” nhắc nhở chúng ta rằng ngay cả khi chúng ta phải đối mặt với những thách thức, chúng ta luôn có thể tìm thấy ánh sáng và hướng đi trong đức tin của mình.



[Nguồn: exaudi]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 20/10/2024]


Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2024

Có bao nhiêu người Công giáo, linh mục và chủng sinh trên thế giới? Giáo hội Công giáo theo số liệu thống kê gần đây nhất

Có bao nhiêu người Công giáo, linh mục và chủng sinh trên thế giới? Giáo hội Công giáo theo số liệu thống kê gần đây nhất

Hãng thông tấn Fides cung cấp một ít số liệu thống kê chọn lọc để đưa ra bức tranh toàn cảnh về Giáo hội trên thế giới

Có bao nhiêu người Công giáo, linh mục và chủng sinh trên thế giới? Giáo hội Công giáo theo số liệu thống kê gần đây nhất


17 THÁNG MƯỜI, 2024 18:10

ZENIT STAFF



(ZENIT News – FIDES / Vatican City, 17.10.2024). - Như mọi năm, trước thềm Khánh nhật Truyền giáo, năm nay kỷ niệm 98 năm vào Chúa Nhật, ngày 20 tháng 10 năm 2024, Hãng thông tấn Fides cung cấp một vài số liệu thống kê chọn lọc để đưa ra bức tranh toàn cảnh về Giáo hội trên thế giới.

Tất cả dữ liệu trong hồ sơ này và các biểu đồ và bảng biểu đều được lấy từ ấn bản mới nhất của “Sách thống kê của Giáo hội” được xuất bản trong năm nay (cập nhật đến ngày 31 tháng 12 năm 2022) liên quan đến các thành viên của Giáo hội Công giáo, cơ cấu nhà thờ, việc chăm sóc sức khỏe, phúc lợi và giáo dục. Cuối cùng, bức tranh về các giáo khu trực thuộc Bộ Truyền giáo được báo cáo.

Có bao nhiêu người Công giáo, linh mục và chủng sinh trên thế giới? Giáo hội Công giáo theo số liệu thống kê gần đây nhất

Giáo hội Công giáo trên thế giới: tóm tắt dữ liệu

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2022, dân số thế giới là 7.838.944.000, tăng 53.175.000 đơn vị so với năm trước. Xu hướng tích cực được xác nhận cho tất cả các châu lục, ngoại trừ Châu Âu.

Tính đến cùng ngày 31 tháng 12 năm 2022, số lượng người Công giáo trên toàn thế giới là 1.389.573.000 đơn vị với mức tăng chung là 13.721.000 người Công giáo so với năm trước. Ngay cả trong trường hợp này, con số tăng cũng diễn ra trong bốn châu lục. Chỉ có ở Châu Âu, số lượng người Công giáo giảm: - 474.000. Cũng như những năm trước, mức tăng được ghi nhận nhiều nhất ở Châu Phi (+7.271.000) và Châu Mỹ (+5.912.000). Tiếp theo là Châu Á (+889.000) và Châu Đại Dương (+123.000). Tỷ lệ người Công giáo trên thế giới tăng nhẹ (+0,03) so với năm trước, đạt 17,7%. Các châu lục đều ghi nhận những thay đổi nhỏ.

Tổng số Giám mục trên toàn thế giới tăng 13 đơn vị so với năm trước, đạt 5.353. Số Giám mục giáo phận tăng (+19) và Giám mục Dòng giảm (-6). Tổng số Giám mục giáo phận là 2.682, trong khi số Giám mục Dòng là 2.671.

Có bao nhiêu người Công giáo, linh mục và chủng sinh trên thế giới? Giáo hội Công giáo theo số liệu thống kê gần đây nhất
Tổng số linh mục trên thế giới tiếp tục giảm, đạt 407.730 (-142 trong năm ngoái). Một lần nữa, Châu Âu cho thấy sự sụt giảm liên tục (-2745), tiếp theo là Châu Mỹ (-164). Cũng như năm ngoái, sự gia tăng mạnh được ghi nhận ở Châu Phi (+1.676) và Châu Á (+1.160). Châu Đại Dương, sau sự gia tăng của năm ngoái, ghi nhận con số sụt giảm (-69). Linh mục triều trên thế giới giảm 439 đơn vị, đạt 279.171. Linh mục dòng tăng trong năm ngoái, đạt con số 128.559 (+297).

Phó tế vĩnh viễn trên thế giới tiếp tục tăng (+974), đạt 50.159. Sự gia tăng được ghi nhận ở Châu Phi (+1), Châu Á (+15) và Châu Âu (+267). Số sụt giảm được ghi nhận ở Châu Mỹ (-308) và Châu Đại Dương (-1).

Số lượng “non-religious priests” giảm 360 đơn vị so với năm trước, đạt 49.414. Sự sụt giảm được ghi nhận ở Châu Phi (-229), Châu Âu (-382) và Châu Đại Dương (-27) trong khi sự gia tăng được ghi nhận ở Châu Mỹ (+27) và Châu Á (+251). Thậm chí năm nay, số lượng nữ tu nói chung cũng giảm, đạt con số 599.228 (-9.730). Một lần nữa, sự gia tăng được ghi nhận ở Châu Phi (+1.358) và Châu Á (+74), trong khi có sự sụt giảm được ghi nhận ở Châu Âu (-7.012), Châu Mỹ (-1.358) và Châu Đại Dương (-225).

Số lượng đại chủng sinh giáo phận và dòng tu giảm trong năm nay, tổng số toàn cầu là 108.481 (năm trước là 109.895). Chỉ có Châu Phi (+726) và Châu Đại Dương (+12) ghi nhận mức tăng, trong khi Châu Mỹ (-921), Châu Á (-375) và Châu Âu (-859) ghi nhận mức giảm. Tổng số tiểu chủng sinh giáo phận và dòng tu giảm 95.161 (-553). Chỉ riêng Châu Phi (+1.065) ghi nhận mức tăng, trong khi tất cả các châu lục khác ghi nhận giảm: Châu Á (-978), Châu Mỹ (-475), Châu Âu (-153) Châu Đại Dương (-12).

Có bao nhiêu người Công giáo, linh mục và chủng sinh trên thế giới? Giáo hội Công giáo theo số liệu thống kê gần đây nhất

Trong lĩnh vực giáo dục, Giáo hội Công giáo điều hành 74.322 trường mẫu giáo với 7.622.480 học sinh; 102.189 trường tiểu học với 35.729.911 học sinh; 50.851 trường trung học cơ sở với 20.566.902 học sinh. Ngoài ra, có 2.460.993 học sinh học tại các trường trung học và 3.925.393 sinh viên tại các học viện đại học.

Các trung tâm bác ái và chăm sóc sức khỏe do Giáo hội điều hành trên thế giới là 102.409 và gồm có: 5.420 nhà thương và 14.205 trạm xá; 525 Nhà Chăm sóc người mắc bệnh phong; 15.476 Nhà dưỡng lão cho người già, người mắc bệnh mãn tính hoặc người khuyết tật; 10.589 nhà trẻ; 10.500 trung tâm tư vấn hôn nhân; 3.141 trung tâm phục hồi chức năng xã hội và 33.677 các loại viện khác.

Các Giáo khu (Tổng Giáo phận chánh tòa, các Tổng Giáo phận, Giáo phận, các Đan viện, Đại diện Tông tòa, Phủ doãn Tông tòa, các Khu truyền giáo, Giám hạt, Hạt Giám quản Tông tòa và Giáo phận Quân đội) phụ thuộc vào Thánh bộ Truyền giáo là 1.123 (+2). Hầu hết các Giáo khu được giao phó cho Thánh bộ trụ sở tại Piazza di Spagna đều thuộc Châu Phi (525) và Châu Á (481). Tiếp theo là Châu Mỹ (71) và Châu Đại Dương (46).


Phụ lục: phân tích – những biến động trong 25 năm (1998-2022)

Liên quan đến Năm Thánh 2025 sắp tới và để giúp hiểu được xu hướng của những biến động trong dữ liệu số liên quan đến sự hiện diện và sứ mệnh của Giáo hội Công giáo trên thế giới, ngoài hồ sơ thông thường, năm nay Fides Agency cũng xuất bản một phụ lục tóm tắt dữ liệu được thu thập trong khoảng thời gian hai mươi lăm năm, từ năm 1998 đến năm 2022. Dữ liệu này bao gồm dữ liệu về dân số Công giáo, số các linh mục, số tu sĩ nam nữ, và số người được rửa tội trên toàn thế giới.

Phụ lục này cũng thu thập và xử lý dữ liệu và bảng biểu từ “Sách Thống kê của Giáo hội” được xuất bản trong năm nay (cập nhật đến ngày 31 tháng 12 năm 2022). Không giống như hồ sơ cổ điển, dữ liệu được xét trong Phụ lục không đi sâu vào chi tiết của từng châu lục riêng lẻ mà chỉ minh họa bằng các con số về sự phát triển chung ở cấp độ toàn cầu trong bối cảnh rộng hơn.

Có bao nhiêu người Công giáo, linh mục và chủng sinh trên thế giới? Giáo hội Công giáo theo số liệu thống kê gần đây nhất
Từ dữ liệu thu thập được trong giai đoạn 1998-2022, cho thấy rằng số người Công giáo trên toàn thế giới nói chung đã tăng lên trong suốt hai mươi lăm năm được nói đến. Dữ liệu về tỷ lệ người Công giáo trong dân số thế giới rất có ý nghĩa: năm 1998, 17,4% dân số thế giới là người Công giáo. Trong cuộc khảo sát mới nhất, con số này là 17,7%. Tỷ lệ phần trăm này vẫn không thay đổi kể từ năm 2015, sau khi đạt đến đỉnh điểm trong thời gian ngắn vào năm 2014 (17,8%).

Một sự tiến triển quan trọng khác liên quan đến số lượng linh mục. Nhìn chung, số lượng linh mục (triều và dòng tu) trên toàn thế giới đã tăng từ 404.628 lên 407.730 trong vòng 25 năm được khảo sát. Trong khi số nam và nữ tu sĩ đã giảm. Theo dữ liệu, số lượng nam tu sĩ chưa bao giờ vượt quá 60.000 trong vòng 25 năm được đề cập. Đồ thị đi xuống tương tự cũng được nhìn thấy trong trường hợp của các nữ tu, với số lượng đã giảm từ 814.779 xuống còn 559.228 trong vòng 25 năm.

Có bao nhiêu người Công giáo, linh mục và chủng sinh trên thế giới? Giáo hội Công giáo theo số liệu thống kê gần đây nhất
Trong khi dân số Công giáo đang tăng lên trên toàn thế giới, số lượng lễ rửa tội đã giảm. Con số giảm từ 17.932.891 lễ rửa tội trên toàn thế giới vào năm 1998 xuống còn 13.327.037 vào năm 2022.


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 19/10/2024]


Đức Phanxicô là giáo hoàng tuyên phong nhiều vị thánh nhất

Đức Phanxicô là giáo hoàng tuyên phong nhiều vị thánh nhất

Đức Phanxicô là giáo hoàng tuyên phong nhiều vị thánh nhất

Antoine Mekary | ALETEIA


I.Media

16/10/24


Với nhóm đông đảo các vị thánh được tuyên phong ngay trong năm đầu tiên của triều đại giáo hoàng, Đức Phanxicô đã vượt qua tất cả các vị tiền nhiệm của ngài trong việc công nhận những vị thánh mới.

Vào Chủ Nhật, ngày 20 tháng 10 năm 2024, Đức Giáo hoàng Phanxicô sẽ cử hành lễ phong thánh cho 14 chân phước. Trong đó có 11 vị tử đạo bị sát hại ở Syria vào thế kỷ 19, cùng với hai nữ tu và một linh mục, cả ba vị đều là những người sáng lập ra các dòng tu. Với lễ tuyên phong này, được cử hành tại Quảng trường Thánh Phêrô lúc 10:30 sáng, số các vị thánh được Đức Phanxicô tuyên phong sẽ tăng lên 926, một kỷ lục trong Giáo hội Công giáo.


Bắt đầu với hơn 800 vị tử đạo người Ý

Trong năm đầu của triều đại giáo hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô trở thành vị giáo hoàng công nhận nhiều vị thánh nhất. Trong khi Đức Gioan Phaolô II đã thêm 483 vị vào danh sách các thánh trong gần 27 năm triều đại giáo hoàng của ngài, thì vị giáo hoàng người Argentina đã công bố hơn 800 vị trong Lễ phong thánh đầu tiên của ngài được cử hành tại Quảng trường Thánh Phêrô vào tháng 5 năm 2013, hai tháng sau khi ngài được bầu lên Ngai tòa Thánh Phêrô.

Nhóm những vị đặc biệt này – là những người mà Đức Benedict XVI đã chính thức chấp thuận vào ngày ngài tuyên bố thoái vị ngày 11 tháng 2 năm 2013 – bao gồm 813 vị tử đạo người Ý ở Otranto, bị người Thổ Nhĩ Kỳ thảm sát năm 1480.

Cùng năm đó, Đức Phanxicô đã thực hiện hai lễ phong thánh khác được gọi là “hữu hiệu tương đương”: nhà thần bí người Ý Angela thành Foligno và tu sĩ Dòng Tên người Pháp Pierre Favre đã trở thành thánh sau một sắc lệnh giáo hoàng được công bố, mà không cần có một buổi lễ phong thánh. Đức Giáo hoàng người Argentina đã dùng tiến trình đặc biệt này trong nhiều dịp.

Đức Phanxicô là giáo hoàng tuyên phong nhiều vị thánh nhất

Trái ngược với những gì nhiều người tin tưởng, danh sách các vị thánh mới không nhất thiết liên quan đến sự lựa chọn cá nhân của giáo hoàng. Chắc chắn, quyền công bố các sắc lệnh nằm trong thẩm quyền của giáo hoàng. Tuy nhiên, việc phong chân phước và phong thánh là kết quả của một quá trình rất dài, có thể mất vài thập kỷ hoặc thậm chí nhiều thế kỷ.

Ví dụ, Cha Charles de Foucauld người Pháp đã được phong thánh vào năm 2022 và Đức Thánh Cha Phanxicô có lòng sùng kính đặc biệt với ngài, nhưng án phong thánh của Cha được mở vào năm 1926. Đức Gioan Phaolô II đã ký sắc lệnh công nhận các nhân đức anh dũng của Cha Charles de Foucauld vào năm 2001, và Đức Benedict XVI đã tuyên phong chân phước cho ngài năm 2005.

Tổng cộng, hiện nay Bộ Phong Thánh đang duyệt xét khoảng 2.000 đến 3.000 hồ sơ.

Kể từ đại dịch COVID-19, tốc độ phong thánh đã chậm lại. Vì vậy, năm 2020 là năm đầu tiên không có lễ phong thánh trong gần 30 năm. Năm 2021, chỉ có một vị thánh mới được tuyên phong. Trong khi có 12 vị thánh mới được tôn vinh vào năm 2022 thì năm 2023 không có lễ tuyên phong thánh nào.


Phần lớn các thánh là người Ý, tiếp theo là người Brazil, người Tây Ban Nha và người Pháp

Lễ cử hành vào Chúa nhật này sẽ là lễ tuyên phong thánh thứ hai của năm 2024. Hồi tháng 2, Đức Thánh Cha đã công bố nữ tu Mama Antula (1730-1799) của Argentina là thánh – tên rửa tội của thánh nữ là Maria Antonia De Paz y Figuero. Thánh nữ là một nhân vật nổi tiếng đã mang linh đạo của đấng sáng lập Dòng Tên đến Argentina, gia đình tinh thần của Đức Giáo hoàng Phanxicô.

Vào Chúa nhật, 11 vị tử đạo của Syria sẽ được thêm vào danh sách các vị thánh: tám tu sĩ dòng Phanxicô — bảy người Tây Ban Nha và một người Áo — và ba giáo dân Maronite, tên Francis, Abdel Mooti và Raphaël Massabki. Những vị này bị giết vào ngày 9 và 10 tháng 7 năm 1860, tại Damascus trong cuộc nổi loạn của dân quân Druze chống lại người Kitô giáo ở Li Băng và Syria.

Những “vị chân phước” khác được phong thánh là linh mục người Ý Giuseppe Allamano (1851-1926); nữ tu người Canada Marie-Léonie Paradis (1840-1912); và nữ tu người Ý Elena Guerra (1835-1914).

Trong số các vị thánh được công bố dưới triều đại Đức Giáo hoàng Phanxicô, phần lớn là người gốc Ý, nếu chúng ta tính cả 813 vị tử đạo của Otranto. Cộng với ba vị thánh mới người Ý vào Chúa nhật này thì vị giáo hoàng người Argentina đã thêm 27 người Ý nữa vào danh sách các thánh.

Brazil, Tây Ban Nha và Pháp là những quốc gia có nhiều thánh nhất kể từ năm 2013, với lần lượt 31, 13 và 7 vị thánh mới.


Các thánh giáo hoàng

Danh sách những tên tuổi lớn được phong thánh dưới thời Đức Phanxicô bao gồm ba vị tiền nhiệm của ngài. Tháng 4 năm 2014, trước sự hiện diện ​​của Đức Giáo hoàng danh dự Benedict XVI, Đức Phanxicô đã tuyên phong thánh cho Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II, đánh dấu sự tiếp nối lịch sử giữa các vị giáo hoàng.

Đức Gioan Phaolô II cũng đã đưa ra lựa chọn tương tự vào năm 2000 khi cùng lúc phong chân phước cho Đức Piô IX và Đức Gioan XXIII.

Năm 2018, Đức Giáo hoàng người Argentina cũng đã phong thánh cho Đức Phaolô VI, vị Giáo hoàng bế mạc Công đồng Vatican II.

Đức Phanxicô là giáo hoàng tuyên phong nhiều vị thánh nhất

Đức Phanxicô là giáo hoàng tuyên phong nhiều vị thánh nhất

Những chứng nhân Công giáo vĩ đại khác đã được phong thánh kể từ khi Đức Phanxicô được bầu vào năm 2013, bao gồm Mẹ Teresa Calcutta (năm 2016), Đức Tổng Giám mục Óscar Romero (năm 2018) và Đức Hồng y John Henry Newman (năm 2019), một linh mục Anh giáo đã trở lại Công giáo.

Năm 2015, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã tuyên phong hai thánh Louis và Zélie Martin là thân phụ mẫu của Thánh Têrêsa thành Lisieux, đôi vợ chồng đầu tiên trong lịch sử được phong thánh cùng nhau. Hai năm sau, tại Bồ Đào Nha, Đức Giáo hoàng đã phong thánh cho Francisco và Jacinta Marto, hai trẻ mục đồng đã chứng kiến ​​Đức Mẹ hiện ra tại Fatima một thế kỷ trước đó, và là những vị thánh không tử đạo trẻ tuổi nhất của Giáo hội.


Việc phong thánh chính thức

Vị thánh đầu tiên được tuyên phong chính thức là Thánh Ulrich xứ Augsburg. Ngài được Đức Giáo hoàng Gioan XV phong thánh năm 993. Trong thế kỷ 12, Giáo hội nhận thấy rằng chúng ta cần một hệ thống có trật tự, nên đã bắt đầu đưa ra một quy trình. Năm 1243, Đức Giáo hoàng Gregory IX tuyên bố rằng chỉ có giáo hoàng mới có thẩm quyền tuyên bố một ai đó là thánh. Những điều căn bản của quy trình đó vẫn tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay.

Hãy nhớ rằng phong thánh chỉ đơn giản là sự công nhận chính thức rằng một linh hồn đang ở trên thiên đàng. Số đông đảo các thánh sẽ không bao giờ được tuyên phong, những vị này bao gồm tất cả “các vị thánh hàng xóm” — như cách Đức Thánh Cha Phanxicô gọi họ — tất cả những người đã qua đời hiện đang hưởng phúc Thiên đàng và chờ đợi và cầu nguyện để chúng ta được đoàn tụ với họ.

Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả các linh hồn nơi luyện ngục trên con đường trở nên thánh trên thiên đàng!


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 18/10/2024]


Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2024

Thông điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Lương thực Thế giới, 16.10.2024

Thông điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Lương thực Thế giới, 16.10.2024

Thông điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Lương thực Thế giới, 16.10.2024


Sau đây là Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi tới ông Qu Dongyu, Tổng giám đốc Tổ chức Lương-Nông Liên Hợp quốc, nhân Ngày Lương thực Thế giới, do Đức ông Fernando Chica Arellano đọc trong Diễn đàn Lương thực Thế giới (Rome, từ ngày 14 đến ngày 18 tháng 10):

*******

Thông điệp

Thưa ông Tổng Giám đốc,

Ngày Lương thực Thế giới lần thứ 44 này mời gọi chúng ta suy ngẫm về quyền đối với lương thực để có cuộc sống và tương lai tốt đẹp hơn. Đây là một ưu tiên, vì nó thỏa mãn một trong những nhu cầu căn bản của con người, cụ thể là được nuôi dưỡng để sống phù hợp với các tiêu chuẩn đủ đầy về chất lượng và số lượng để bảo đảm đời sống đúng phẩm giá của con người. Tuy nhiên, chúng ta thấy quyền này thường bị xâm phạm và không được áp dụng cách công bằng, từ đó dẫn đến những hậu quả tai hại.

Vì mục đích thúc đẩy quyền đối với lương thực, FAO mạnh mẽ đề nghị xem xét việc chuyển đổi các hệ thống lương thực, trong đó chú ý đến sự đa dạng và phong phú của các loại thực phẩm dinh dưỡng, giá cả vừa phải, lành mạnh và bền vững như một phương cách để đạt được an ninh lương thực và chế độ ăn uống lành mạnh cho tất cả mọi người.

Điều này đòi buộc chúng ta không được quên chiều kích xã hội và văn hóa thực chất của việc nuôi sống bản thân. Về mặt này, những người ra quyết định về chính trị và kinh tế ở cấp độ quốc tế phải lắng nghe nhu cầu của những người ở đầu cuối của chuỗi thực phẩm, chẳng hạn như các tiểu nông, và của các nhóm xã hội trung gian, chẳng hạn như gia đình, là những người trực tiếp tham gia vào việc cung cấp thực phẩm cho mọi người.

Những giải pháp mạnh mẽ để xử lý và giải quyết các vấn đề lương thực của thời đại chúng ta đòi hỏi chúng ta phải xét đến các nguyên tắc phân quyền và liên đới như là nền tảng của các chương trình và dự án phát triển của chúng ta, để chúng ta không bao giờ trì hoãn việc chú tâm lắng nghe những nhu cầu đến từ người dân, từ những người công nhân và nông dân, từ những người nghèo và đói khổ, và từ những người sống trong các hoàn cảnh khó khăn ở những vùng nông thôn biệt lập. Chúa Giêsu Kitô đã dạy chúng ta: “Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Môsê và lời các ngôn sứ là thế đó” (Mt 7:12).

Nhân loại, vốn đã bị tổn thương bởi quá nhiều bất công, đang rất cần những biện pháp hiệu quả để dẫn đến một cuộc sống tốt đẹp hơn, cùng nhau hành động trong cùng một tinh thần huynh đệ và biết rằng hành tinh Thiên Chúa ban cho chúng ta phải là một khu vườn rộng mở cho sự chung sống an bình. Đây là điều tôi nghĩ đến khi đề xuất việc xem xét mô hình sinh thái toàn diện, để nhu cầu trước mắt và lâu dài của mỗi người được tính đến, để phẩm giá của họ được bảo vệ trong mối tương quan của họ với người khác và trong mối liên hệ chặt chẽ với việc chăm sóc tạo vật. Chỉ khi chúng ta lấy lý tưởng công bình làm kim chỉ nam cho hành động của mình thì nhu cầu của con người mới có thể được đáp ứng.

Điều này cũng đòi hỏi chúng ta phải cho phép bản thân được thách đố và rung động trước hoàn cảnh của người khác, và tình liên đới trở thành trọng tâm chính trong các quyết định của chúng ta. Theo cách này, việc bảo vệ các thế hệ tương lai sẽ song hành với việc lắng nghe và hành động theo nhu cầu của các thế hệ hiện tại, thông qua một liên minh trong thế hệ và liên thế hệ kêu gọi tất cả chúng ta hướng đến tình huynh đệ và mang lại một ý nghĩa mới, chân thực hơn cho sự hợp tác quốc tế, một sự hợp tác phải làm sống động Tổ chức này và toàn hệ thống đa phương.

Trên con đường đầy những trở ngại và khó khăn này, nhưng cũng đồng thời tràn ngập những điều phấn khởi và thách đố, cộng đồng quốc tế luôn có sự động viên của Tòa thánh và Giáo hội Công giáo không bao giờ ngừng đóng góp bền bỉ để mọi người có thể có đủ lương thực với số lượng và chất lượng cho bản thân và gia đình, để mỗi người có thể sống một cuộc sống đúng phẩm giá và để tai họa đau thương của sự khốn cùng và nạn đói trên thế giới có thể bị đánh bại.

Với những tình cảm và mong muốn này, tôi khẩn xin phúc lành của Thiên Chúa toàn năng, Đấng không bao giờ mệt mỏi trong việc nâng đỡ những ai luôn quan tâm đến lợi ích của toàn thể nhân loại, đổ xuống trên ngài và tất cả những ai đang làm việc vì mục tiêu cao cả này,

Từ Vatican, 16 tháng 10, 2024

PHANXICÔ


[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 17/10/2024]


Buổi hòa nhạc với người nghèo 2024: Cuộc gặp gỡ của âm nhạc và tình liên đới

Buổi hòa nhạc với người nghèo 2024: Cuộc gặp gỡ của âm nhạc và tình liên đới

Một sự kiện độc đáo kết hợp âm nhạc và tình liên đới tại trung tâm Vatican, có sự tham gia đặc biệt của nhà soạn nhạc Hans Zimmer và nghệ sĩ Tina Guo

Buổi hòa nhạc với người nghèo 2024: Cuộc gặp gỡ của âm nhạc và tình liên đới

*******

Vào ngày 7 tháng 12 năm 2024, Khán phòng Phaolô VI ở Thành phố Vatican sẽ tổ chức “Buổi hòa nhạc với người nghèo” lần thứ năm, một sự kiện kết hợp nét đẹp nghệ thuật với tình liên đới xã hội. Năm nay, sự kiện sẽ có sự tham gia đặc biệt của nhà soạn nhạc Hans Zimmer từng đoạt giải Oscar, cùng với nghệ sĩ cello lừng danh Tina Guo, linh mục nhạc sĩ Đức ông Marco Frisina và nhà soạn nhạc Dario Vero.


Một buổi hòa nhạc dành cho tất cả mọi người

“Buổi hòa nhạc với người nghèo” không chỉ là một sự kiện âm nhạc; mà còn là biểu tượng của sự hiệp nhất và lòng bác ái. Trong phiên bản này, 8.000 người sẽ tham dự buổi hòa nhạc, bao gồm 3.000 khách mời nghèo khó thuộc nhiều ngôn ngữ và tôn giáo khác nhau, họ sẽ là những khách mời đặc biệt của sự kiện. Những vị khách này, được chọn thông qua Bộ Phục vụ Bác ái và nhiều tổ chức tình nguyện khác, sẽ nhận được một bữa tối mang về và những tiện nghi khác vào cuối buổi hòa nhạc.


Những nghệ sĩ nổi tiếng quốc tế

Nhà soạn nhạc Hans Zimmer nổi tiếng với những bản nhạc phim không thể quên trong các bộ phim như “Vua Sư tử,” “Võ sĩ giác đấu,” “Cướp biển vùng Caribê,” “Hố đen tử thần (Interstellar),” và “Trân Châu cảng.” Trong buổi hòa nhạc, ông Zimmer sẽ trình diễn và giới thiệu những tác phẩm nổi tiếng nhất của mình, xen kẽ trong buổi hòa nhạc cùng với Đức ông Marco Frisina sẽ chỉ huy một số tác phẩm của Đức ông soạn cho các bộ phim có chủ đề tôn giáo. Sự tham gia của nghệ sĩ Tina Guo, một trong những nghệ sĩ cello được ghi âm nhiều nhất trong ngành công nghiệp phim ảnh và trò chơi điện tử, sẽ tạo thêm nét đặc biệt cho buổi tối.

Đức Ông Marco Frisina, là người sáng lập và là giám đốc Ban Hợp xướng của Giáo phận Rome, và là một nhà soạn nhạc nổi tiếng với các bài thánh ca phụng vụ và nhạc phim tôn giáo. Âm nhạc của đức ông vang lên trong các đại lễ do Đức Giáo hoàng chủ trì và tại các sự kiện trên toàn thế giới.

Nghệ sĩ Tina Guo đã làm việc với nhà soạn nhạc Hans Zimmer nhiều lần và được biết đến với sự tài năng đa dạng của cô trong vai trò là một nghệ sĩ cello và nhà soạn nhạc. Các lần hợp tác của cô bao gồm nhạc phim “Wonder Woman” và sự tham gia của cô trong các sự kiện quốc tế như Giải vô địch thế giới Liên minh huyền thoại và Comic-Con.

Dario Vero, một nhà soạn nhạc và nhạc trưởng, đã làm việc trong nhiều dự án điện ảnh và tổ chức. Sự hợp tác của ông với dàn nhạc “Kiev Virtuosi” và việc ông tham gia vào các tác phẩm như “Nhiệm vụ bất khả thi” làm nổi bật tài năng và sự tài năng của ông.


Dàn nhạc và ban hợp xướng

Dàn nhạc Nova Opera, gồm các nhạc sĩ hàng đầu của Ý và Châu Âu, sẽ biểu diễn một chuỗi các tác phẩm từ nhạc cổ điển và opera đến nhạc phim. Ban hợp xướng của Giáo phận Rome, được thành lập năm 1984 bởi Đức ông Frisina, đang kỷ niệm 40 năm thành lập và đã tham gia vào nhiều sự kiện phụng vụ và văn hóa, cả ở trong và ngoài nước Ý.


Một ngày gặp gỡ và tình liên đới

Ngày này sẽ bắt đầu với buổi tiếp kiến ​​riêng dành cho các nghệ sĩ và đối tác của Dàn nhạc Nova Opera với Đức Giáo hoàng Phanxicô, nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kiện trong việc thúc đẩy các giá trị của tình liên đới và hòa nhập. Các tổ chức như Caritas của Rome và Lazio, Cộng đoàn Sant’Egidio và Circolo San Pietro, cùng nhiều tổ chức khác, sẽ hợp tác trong sự kiện này, bảo đảm rằng những người nghèo nhất nhận được sự hỗ trợ và phẩm giá mà họ xứng đáng được hưởng.


Tham gia và Đăng ký

Việc tham gia “Buổi hòa nhạc với người nghèo” chỉ dành cho những người được mời và việc đăng ký sẽ bắt đầu từ ngày 18 tháng 11 năm 2024 trên trang web chính thức của sự kiện. Vé mời sẽ được gửi qua email và sẽ bao gồm mã QR phải được xuất trình tại quầy kiểm soát ra vào trong ngày diễn ra sự kiện.

Để biết thêm thông tin và chi tiết về việc đăng ký, hãy truy cập www.concertoconipoveri.org. Theo dõi chúng tôi trên phương tiện truyền thông xã hội với các hashtag #ConcertoConiPoveri và #HansZimmerVatican để cập nhật tin tức.



[Nguồn: exaudi]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 15/10/2024]


Thứ Năm, 17 tháng 10, 2024

Bật màn hình, tắt não? Làm thế nào để bảo vệ con cái của chúng ta

Bật màn hình, tắt não? Làm thế nào để bảo vệ con cái của chúng ta

Màn hình bật, não tắt? Làm thế nào để bảo vệ con cái của chúng ta

Psychotherapist Alberto Pellai


*******

Hãy tưởng tượng một thế giới nơi trẻ em dành thời gian khám phá thiên nhiên, xây lâu đài cát, chơi trò trốn tìm, chuyện trò với nhau và nơi mọi người sống chậm và hạnh phúc. Một thế giới nơi internet được sử dụng để nuôi dưỡng những sở thích, giao tiếp bằng các ngôn ngữ khác, nghiên cứu, đọc và tìm thông tin, từ đó nâng cao tính tự chủ và lợi thế học tập. Đáng tiếc rằng sự thật là con cái chúng ta làm rất ít những điều này. Chúng dành hàng giờ dán mắt vào màn hình điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng, và sự chú ý của chúng liên tục bị hút bởi các thông báo và những thứ kích thích thị giác.

Tất cả những điều này đều dẫn đến các hậu quả tiêu cực rõ ràng ảnh hưởng đến việc học tập bị giảm sút: trẻ em gặp khó khăn hơn trong việc học đọc, học viết và ghi nhớ thông tin. Ở một số quốc gia nơi việc sử dụng công nghệ trở thành một thông lệ được mặc định lại đang thực hiện những bước đi lùi, đặc biệt là với việc sử dụng điện thoại di động trong trường học. Chúng ta có thể nói rằng đây là một quyết định đi ngược lại xu hướng hiện tại khi ủng hộ việc sử dụng tập vở, giấy bút và sách, đặc biệt là đối với học sinh nhỏ tuổi. Khoa học thần kinh cho biết rằng một số vùng của não bộ, rất quan trọng để hỗ trợ các kỹ năng hữu ích cho việc học nhận thức, sẽ không phát triển đúng cách nếu trẻ em chuyển các hoạt động và trải nghiệm mà đáng lẽ chúng phải trải qua trong đời sống thực sang thế giới kỹ thuật số, đặc biệt là những hoạt động và trải nghiệm cần thiết để rèn luyện sống đúng cách. Do đó, điều cần thiết là cha mẹ phải đặt ra những giới hạn rõ ràng về việc sử dụng các thiết bị kỹ thuật số để bảo vệ con cái. Nếu con của bạn là cư dân kỹ thuật số và thuộc về thế hệ được gọi là Alpha, nếu bạn lo lắng về việc lạm dụng điện thoại di động quá mức, thì cuộc trò chuyện này với nhà trị liệu tâm lý Alberto Pellai sẽ rất thú vị đối với bạn.


Độ tuổi lý tưởng: không bao giờ trước 14 tuổi

Tiến sĩ Alberto Pellai, bác sĩ và nhà trị liệu tâm lý của độ tuổi phát triển, nhà nghiên cứu tại Phân khoa Khoa học Y sinh thuộc Đại học Milan, đồng thời là tác giả của nhiều sách về tâm lý học, đã có cuộc trò chuyện rất thú vị với chúng tôi về độ tuổi thích hợp nhất để cho trẻ em sử dụng điện thoại thông minh và những hậu quả của việc sử dụng các thiết bị này quá sớm ở trẻ em.

Theo Tiến sĩ Pellai, độ tuổi lý tưởng là “14 tuổi. Trên thực tế, trong quá trình phát triển và trưởng thành của não bộ trước độ tuổi này, các chức năng tinh thần chịu ảnh hưởng rất mạnh của những xúc cảm”. Nhà trị liệu tâm lý – đồng tác giả quyển sách Vietato ai minori di 14 anni (De Agostini, 272 trang) với Barbara Tamborini – giải thích rằng trước độ tuổi này, các em “rất dễ bị tổn thương khi tìm kiếm sự thỏa mãn tức thời, gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian trong cuộc sống thực so với cuộc sống ảo”. Mặt khác, sau 14 tuổi, “các em có được những kỹ năng tự điều chỉnh cho phép các em hạn chế hành vi của mình trong đời sống ảo, trải qua sự rèn luyện tốt trong đời sống thực”.

Tiến sĩ làm nổi bật bốn hậu quả chính của việc sử dụng điện thoại thông minh sớm: mất ngủ, phụ thuộc, thiếu tập trung và tác động tiêu cực đến việc học. Ông cho thấy rằng ngày nay “trẻ em ngủ ít hơn một hoặc hai giờ so với các thế hệ trước, phát triển các chứng nghiện và kết quả học tập kém. Cũng cần đề cập đến tình trạng suy giảm chung về các kỹ năng xã hội, thừa cân và cận thị ở trẻ em.


“Cha mẹ phải là mẫu gương tốt”

Về các biện pháp giáo dục, tiến sĩ Pellai nhấn mạnh “trách nhiệm của cha mẹ trong việc lập kế hoạch giáo dục cho cuộc sống trực tuyến và ngoại tuyến của con cái mình”, đồng thời tiết chế việc sử dụng các thiết bị điện tử. “Cha mẹ phải làm gương”, nhà nghiên cứu giải thích, đồng thời làm rõ nghĩa vụ phải “thiết lập và tôn trọng những quy tắc rành mạch để bảo vệ trẻ vị thành niên khỏi sự lạm dụng công nghệ”. Để hạn chế những tác động tiêu cực nhưng vẫn không bỏ sử dụng các công cụ kỹ thuật số, tiến sĩ Pellai đề nghị cách giải thích công nghệ như là “một công cụ hướng đến mục tiêu rõ ràng, trong đó người lớn bảo đảm việc sử dụng đúng cách”. Nhà trị liệu tâm lý nói thêm, “Tình hình sẽ trở thành vấn đề khi công nghệ tạo ra một môi trường nơi trẻ không còn khả năng đặt ra những giới hạn cho bản thân”.


Những công cụ: sự kiểm soát của cha mẹ và hợp đồng giáo dục

Thông thường, những thiết bị này, đáng lẽ phải là công cụ hữu ích và lành mạnh để quản lý cuộc sống hàng ngày, lại trở thành lý do cho những cuộc tranh cãi và xung đột giữa cha mẹ và con cái. Trong những trường hợp xấu nhất, và cũng không quá xa vời, chúng mở ra cánh cửa cho những vấn đề nghiêm trọng hơn như quấy rối trực tuyến hoặc có thể gây nghiện. Về vấn đề hạn chế sử dụng điện thoại di động, ông Pellai khuyến nghị cha mẹ nên áp dụng một số hướng dẫn căn bản, những quy tắc cụ thể. Chẳng hạn, “không ai được mang điện thoại đến bàn ăn” và “không được bật điện thoại sau 9 giờ tối”. Ngoài ra, nhà tâm lý học còn kêu gọi “tạo ra những mạng lưới của cha mẹ hoặc bạn bè để thiết lập các quy tắc chung” và từ đó bảo vệ con cái. Tóm lại, tiến sĩ nhấn mạnh vào việc “trì hoãn thời điểm trẻ em được sử dụng điện thoại lần đầu tiên càng lâu càng tốt”. Ông cũng đề xuất việc “lập một hợp đồng nghiêm túc giữa cha mẹ và con cái về việc sử dụng điện thoại đúng cách, xác định các quy tắc cụ thể và áp dụng các công cụ như sử dụng hệ thống kiểm soát của cha mẹ để theo dõi việc sử dụng thiết bị”.


Cần có những quy định rõ ràng ở trường học

Để kết luận, nhà tâm lý trị liệu nhắc lại “tầm quan trọng của các chính sách giáo dục, chẳng hạn như thông tư gần đây của bộ trưởng quy định rằng ở Ý, các trung tâm giáo dục phải là môi trường không có điện thoại thông minh”. Ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải có quy định của nhà nước để có thể bảo vệ trẻ vị thành niên, nơi chúng biết sử dụng công nghệ và thông tin một cách phù hợp và có trách nhiệm, bảo vệ quyền riêng tư của mình và tôn trọng quyền của người khác, như đã được thiết lập đối với vấn đề cờ bạc, thuốc lá và tiêu thụ rượu, đồng thời nhấn mạnh đến cách các quốc gia khác như Thụy Điển và Pháp đã bắt đầu đi theo con đường này.



[Nguồn: exaudi]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 15/10/2024]