Mất an ninh lương thực: một nguyên nhân và hậu quả của xung đột
Kimberly Flowers - RV
01/12/2016 09:52
(Vatican Radio) Trong một thế giới mà xung đột ảnh hưởng đến quá nhiều quốc gia, vấn đề quan trọng là phải nhận biết mối tương quan giữa sự mất an ninh lương thực và tình trạng bất an xã hội. Kimberly Flowers, Giám đốc của Dự Án An Ninh Lương Thực Toàn Cầu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc tế và Chiến Lược (CSIS), đã đến Roma cùng với Đặc Phái Viên Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc là diễn giả chính của Buổi Thuyết trình George McGovern Thường Niên lần thứ 13 của Tổ Chức Lương Nông Thế Giới (FAO). Bà đã làm nổi bật mối tương quan giữa những vùng có xung đột và sự mất an ninh lương thực trong bài tham luận có chủ đề, “Nghiên Cứu Những Mối Liên Kết: Mối Tương Quan giữa Mất An Ninh Lương Thực và Bất Ổn Chính Trị.”
CSIS có trụ sở tại Washington D.C., là nhóm chuyên gia cố vấn ngoại vụ thuộc lưỡng đảng. Đứng đầu về việc đưa ra những ý kiến cố vấn về quốc phòng và tình báo, họ cũng đưa ra những đề nghị cho các nhà hoạch định chính sách và cách phát triển những chương trình hỗ trợ nước ngoài trong đó tập trung vào việc chấm dứt nạn đói và nghèo khổ.
Kimberly Flowers nói chuyện với Linda Bordoni của đài phát thành Vatican về sự mất an ninh lương thực và lý do tại sao nó vừa là nguyên nhân và hậu quả của xung đột, thường nổi lên dưới hình thức bạo lực và sự bất an dân sự.
Kimberly Flowers giải thích rằng dưới chính quyền của Obama, chính phủ Hoa kỳ tập trung vào sự phát triển nông nghiệp dài hơi và những chương trình dinh dưỡng. Để đối lại với cuộc khủng hoảng giá lương thực những năm 2007-2008, Tổng thống Obama đã đưa ra chương trình “Nuôi sống Tương lai,” đó là một sáng kiến chống nạn đói toàn cầu và an ninh lương thực. Chương trình này cho phép Chính phủ Mỹ đầu tư 6,6 tỷ USD trên 19 quốc gia trọng điểm cho sự phát triển nông nghiệp dài hơi và những chương trình làm giảm bớt nạn nghèo khổ và suy dinh dưỡng.
“Quốc hội xem sự mất an ninh lương thực là một vấn đề của lưỡng đảng và vì thế, đã thông qua Luật An Ninh Lương Thực Toàn Cầu mùa hè năm 2016, lập điều lệ cho chương trình “Nuôi sống Tương lai” cho hai năm tiếp theo,” Flowers nói.
Nhìn trước đến chính phủ của Trump, Flowers thừa nhận, “Đó thực sự là một tuyên bố mang tính then chốt và sâu sắc, không chỉ về cách chính phủ Mỹ nhìn đền vấn đề an ninh lương thực toàn cầu như là một phương tiện hỗ trợ nước ngoài quan trọng, nhưng nó bắc chiếc cầu nối từ một chính phủ này sang chính phủ tiếp nối.” Chính sách này được bảo đảm trong hai năm đầu của chính phủ mới.
Liên quan đến Tổng thống đắc cử Trump, Flowers nghĩ, “Còn quá sớm để có thể nói về quan điểm của chính phủ mới như thế nào đối với sự hỗ trợ nước ngoài và an ninh lương thực toàn cầu,” nhưng bà hy vọng rằng chính phủ của ông có thể nắm được thông tin tại sao nó quan trọng.
Flowers thừa nhận rằng bà đang có những lo sợ về việc cấp vốn cho các chương trình an ninh lương thực trong tương lai: “Tôi có những lo ngại rằng Tổng thống Trump cũng có thể đặt người dân vào vị trí của những người có thể hoặc không có thể hiểu được sự biến đổi khí hậu là gì.”
Bà hy vọng rằng Hoa kỳ sẽ tiếp tục là nước đứng đầu thế giới trong những nỗ lực cho chương trình an ninh lương thực và nhân quyền trên toàn thế giới.
Bà Flowers công nhận rằng biến đổi khí hậu là một vấn đề quyết định trong vấn đề an ninh lương thực thế giới, ảnh hưởng đến những nước đang phát triển và những nông dân canh tác nhỏ. Có rất nhiều kỹ thuật nông nghiệp khí hậu thông minh đang được ứng dụng trên toàn cầu làm nhẹ bớt những hậu quả của việc nóng lên trên toàn cầu. Nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có giáo dục, sự cam kết, và công nghệ đang được cân nhắc trong việc chống lại biến đổi khí hậu.
Bà nói rằng điểm cốt lõi là các nguyên thủ quốc tế phải hiểu được các tác động của biến đổi khí hậu và nó đang diễn ra như thế nào trên toàn thế giới. Cho dù giới nông dân ở Mỹ có thể không cảm thấy những hậu quả của biến đổi khí hậu một cách cực đoan nhờ vào những kỹ thuật tiên tiến, nhưng nông dân trên khắp thế giới đang phải gánh chịu nó, nó đang thay đổi lượng lương thực được sản xuất và mức độ an ninh lương thực toàn cầu.
Nhiều người chịu nạn đói kém nhất trên thế giới là những ngôn dân canh tác nhỏ. Họ hoàn toàn lệ thuộc và những chu kỳ thời tiết và thật không may luôn có những vụ mất mùa và sự đói kém rình rập. Nhiều nông dân canh tác nhỏ không có kỹ năng hoặc trình độ học vấn để nắm bắt được những phương pháp nông nghiệp tốt hơn làm gia tăng cả lợi tức và mức độ sản lượng của họ.
Bà Flowers phân tích, “quan trọng là phải có sự kết nối nông nghiệp cũng giống kinh doanh để các người nông dân canh tác nhỏ … có thể được huấn luyện về những cách áp dụng kinh doanh để họ có thể hiểu rõ hơn cách thức họ cần phải có những liên kết với thị trường và để gắn kết với lĩnh vực của riêng họ.”
Phản ánh về công việc của bà với an ninh lương thực, Flowers nói, “Không phải chỉ có sự khó khăn về nhân đạo và ý nghĩa của việc cố gắng chấm dứt nạn đói, nhưng còn có khía cạnh kinh tế, và khía cạnh ý chí chính trị. Có rất nhiều thứ được đan quyện lại với nhau đến mức tạo thành những lớp này chồng lên lớp khác, tôi cảm thấy rất vui vì tôi bắt tay vào hoạt động trong một lĩnh vực có ý nghĩa xét theo cách nói làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn trên khắp thế giới, và cũng là phức tạp và khó khăn xét về mặt chính trị trên toàn thế giới.”
Ngay từ ngày đầu bắt đầu triều đại giáo hoàng, Đức Thánh Cha Phanxico đã lên tiếng nói rất nhiều, luôn nói về sự toàn cầu hóa tính thờ ơ. Ngài kêu gọi người ta cảm thông với những người nghèo hơn và thường lên tiếng cho những người bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và thiếu an ninh lương thực.
Nói về Đức Thánh Cha Phanxico, bà Flowers nói, “Có một điều đặc biệt về ngài; tiếng nói của ngài có sức vang dội đến với quá nhiều người và điều đó có nghĩa là thông điệp của ngài thật vô cùng quan trọng vài ngài có khả năng tiếp cận đến với mọi người.”
Bà Flowers tri ân về những công việc Đức Thánh Cha Phanxico đã làm và đã thu hút sức chú ý vào vấn đề an ninh lương thực:
“Đối với tôi, Đức Thánh Cha Phanxico đã thêm một tiếng nói mạnh mẽ cho công việc tôi đang làm và những người khác đang làm vì ngài sẽ tiếp cận đến với những người mà tôi không thể tiếp cận được.”
Vì sự tiếp cận rộng mở của ngài, Đức Thánh Cha Phanxico có thể đến được với những nhóm người rất khó tập hợp, chẳng hạn giới trẻ. Bà Flowers hy vọng rằng qua giáo dục và du lịch, giới trẻ có thể mở rộng tầm nhìn ra thế giới của họ.
(Hayley Susino)
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 02/12/2016]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét