Thứ Hai, 17 tháng 10, 2016

Vatican: Phụ nữ cần có sự tiếp cận bình đẳng với những nguồn tài nguyên, nguồn vốn và kỹ thuật

Vatican: Phụ nữ cần có sự tiếp cận bình đẳng với những nguồn tài nguyên, nguồn vốn và kỹ thuật

Archbishop Bernardito Auza, the Permanent Observer of the Holy See to the United Nations - RV
Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp quốc - RV
12/10/2016 13:23
(Vatican Radio) Vatican nói về “nhu cầu tiếp tục có những nỗ lực chung của chúng ta cho sự tiến bộ của phụ nữ” tại một buổi họp về Sự Phát triển của Phụ nữ diễn ra tại Đại Hội đồng Liên Hợp quốc.
Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp quốc, đã trình bày hôm thứ Hai trước hội đồng “không được để bất kỳ một phụ nữ hay thiếu nữ nào bị bỏ rơi lại đằng sau, đặc biệt những người sống trong cảnh nghèo khổ và túng quẫn.”
“Trong một thế giới nơi sự nghèo đói tiếp tục mang chủ yếu là khuôn mặt một phụ nữ, thì việc thúc đẩy những nền kinh tế toàn diện và bình đẳng có thể có ảnh hưởng sâu rộng đến sự nâng cao địa vị của người phụ nữ,” nhà ngoại giao Vatican nói.
“Ở rất nhiều nơi phụ nữ đang phải trải qua cảnh khốn cùng về kinh tế khác thường có liên quan đến những chính sách việc làm bất công, chi trả lương không đồng đều cho cùng công việc, bị từ chối tiếp cận với tín dụng và tài sản, biến thành những nạn nhân trong những tình hình có xung đột và di cư,” – Đức Tổng Giám mục Auza tiếp tục – “Từ quan điểm này, cuộc chiến vì sự tiến bộ của phụ nữ cũng phải mang ý nghĩa bảo đảm cho họ quyền truy cập bình đẳng với những nguồn tài nguyên, nguồn vốn và kỹ thuật. Tuy nhiên sự thật cho thấy phụ nữ chiếm phần đông trong dân số nghèo và bị ảnh hưởng bởi gánh nặng của nghèo đói theo những cách rất đặc biệt, tuy vậy, họ lại thường rất can đảm đứng ở tiền tuyến của cuộc chiến tiêu diệt nạn đói nghèo cùng cực.”
Dưới đây là toàn văn bài tham luận của Đức Giám mục
Tham luận của Đức Tổng Giám mục H.E. Bernardito Auza
Sứ thần, Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh
Phiên họp thứ 71 của Đại Hội đồng Liên Hợp quốc, Ủy ban thứ ba
Chương trình nghị sự Mục 27: Sự tiến bộ của Phụ nữ
Thưa bà Chủ tịch,
Phái đoàn chúng tôi cảm ơn ngài Tổng Thư ký vì qua những báo cáo của ông đã nâng cao nhận thức về nhu cầu tiếp tục những nỗ lực chung của chúng ta cho sự tiến bộ của phụ nữ, không được để bất kỳ một phụ nữ hay thiếu nữ nào bị bỏ rơi lại đằng sau, đặc biệt những người sống trong cảnh nghèo khổ và túng quẫn. Đã có những tiến triển, như được nhấn mạnh trong báo cáo của ông Tổng Thư ký. Đức Giáo hoàng Phanxico nhận xét: “Phẩm giá bình đẳng giữa nam và nữ làm cho chúng ta vui mừng khi thấy những hình thức phân biệt đối xử lạc hậu biến mất, và trong gia đình đang có sự tương nhượng lẫn nhau ngày một lớn.” Tuy nhiên vẫn còn những thách thức dai dẳng. Một cảnh báo cho biết khoảng 35 phần trăm phụ nữ trên toàn thế giới đã và đang chịu đựng bạo lực thể xác ở một mức độ nào đó trong cuộc sống của họ, chủ yếu trong gia đình và tình dục.
Phải có sự chú ý thật đặc biệt cho tình hình thực sự đáng hổ thẹn này, để những biện pháp và chương trình hiệu quả có thể được đặt vào đúng chỗ để chống lại và đánh bại hình thức đối xử tệ hại này đối với phụ nữ. Kết án mọi hình thức bạo lực chống lại phụ nữ là không thể chấp nhận được, Đức Giáo hoàng Phanxico đã đề cập đặc biệt đến “bạo lực gia đình và nhiều hình thức nô lệ”, điều ngài mạnh mẽ tố cáo là “những hành động hèn hạ của những kẻ hèn nhát.” Đức Giáo hoàng Phanxico thường nhấn mạnh rằng “bạo lực trong gia đình là nơi xuất phát của lòng oán giận và thù hận trong những mối quan hệ căn bản nhất của con người trong khi cũng chính gia đình là “nơi đặt nền tảng căn bản cho sự hòa nhập xã hội” và đó là nơi tốt hơn để có thể “giới thiệu tình huynh đệ vào thế giới!” Trong bối cảnh của một xã hội nơi sự ủng hộ cho những giá trị gia đình và cho sự tôn trọng và bảo vệ mỗi thành viên của nó, đặc biệt là phụ nữ và các em gái, bị thiếu, những hành vi bạo lực cũng có thể tạo ra những hình thức mới của bạo lực xã hội. Điều này sẽ mở rộng ra đến những phạm vi kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa, từ đây nó có thể dẫn đến những hình thức khác nhau của tình trạng loại trừ và bóc lột, khi đó phụ nữ bị tước đoạt những nguồn tài nguyên kinh tế và bị hạn chế về khả năng của họ thực thi những quyền và sự tham gia vào chính trị, như đã được đề cập đến trong Báo cáo của ông Tổng Thư ký. Giáo lý xã hội Công giáo xem hình thức bạo lực và loại trừ nhiều mặt như vậy như một lực cản chính cho sự phát triển con người toàn diện.
Thưa bà Chủ tịch.
Trong một thế giới nơi sự nghèo đói tiếp tục mang chủ yếu là khuôn mặt một phụ nữ, thì việc thúc đẩy những nền kinh tế toàn diện và bình đẳng có thể có ảnh hưởng sâu rộng đến sự nâng cao địa vị của người phụ nữ. Ở rất nhiều nơi phụ nữ đang phải trải qua cảnh khốn cùng về kinh tế khác thường có liên quan đến những chính sách việc làm bất công, chi trả lương không đồng đều cho cùng công việc, bị từ chối tiếp cận với tín dụng và tài sản, biến thành những nạn nhân trong những tình hình có xung đột và di cư. Từ quan điểm này, cuộc chiến vì sự tiến bộ của phụ nữ cũng phải mang ý nghĩa bảo đảm cho họ quyền truy cập bình đẳng với những nguồn tài nguyên, nguồn vốn và kỹ thuật. Tuy nhiên sự thật cho thấy phụ nữ chiếm phần đông trong dân số nghèo và bị ảnh hưởng bởi gánh nặng của nghèo đói theo những cách rất đặc biệt, tuy vậy, họ lại thường rất can đảm đứng ở tiền tuyến của cuộc chiến tiêu diệt nạn đói nghèo cùng cực. Như Đức Giáo hoàng Phanxico nói: “sự nghèo nàn gấp đôi rơi vào những phụ nữ phải chịu đựng những hoàn cảnh bị loại trừ, bị ngược đãi và bạo lực, vì họ thường ít có khả năng bảo vệ cho quyền của họ hơn. Ngay cả như vậy, nhưng chúng ta vẫn liên tục nhìn thấy trong họ những tấm gương vô cùng ấn tượng về sự anh dũng từng ngày trong đối phó và bảo vệ gia đình mong manh của họ.”
Thưa bà Chủ tịch,
Tòa Thánh ủng hộ những đề nghị của ông Tổng Thư ký phải chú ý thật đặc biệt đến tình trạng cắt bỏ âm vật phụ nữ. Đức Giáo hoàng Phanxico đặc biệt nhấn mạnh rằng “hình thức cắt âm vật phụ nữ đáng chê trách” như là một ví dụ “những truyền thống không thể chấp nhận được cần phải bị loại trừ.” Nhiều cơ quan và tổ chức Công giáo, đặc biệt các dòng tu nữ, đang trên tiền tuyến hoạt động để thay đổi những thông lệ văn hóa và làm cho giới nữ trẻ tự tin để chống lại hình thức bạo lực như vậy. Những sáng kiến của họ thường được đi kèm bằng việc giáo dục chất lượng cho  các em gái. Hơn nữa cuộc chiến chống lại nạn buôn người và những hình thức khác của tình trạng nô lệ hiện đại là một ưu tiên hàng đầu của Tòa Thánh. Nhóm Santa Marta, Talitha Kum và Chiến dịch #EndSlavery là một số trong những sáng kiến mà Đức Giáo hoàng đã khơi nguồn cảm hứng. Để nâng cao hơn nhận thức chung về những loại tội phạm này, Đức Giáo hoàng Phanxico đã chọn ngày 8 tháng Hai là “Ngày Quốc tế Cầu nguyện và Phản ánh Chống lại nạn Buôn người.” Đó là ngày lễ kính Thánh Josephine  Bakhita, một vị thánh quê Sudan bị bắt cóc từ nhỏ, sau đó bị đem bán rồi bán lại một lần nữa như một nô lệ. “Ngày nay, cũng như trong quá khứ, tình trạng nô lệ có nguồn gốc từ một khái niệm về con người cho phép một người bị đối xử như một đồ vật.” Khái niệm này chống lại tất cả những nguyên tắc mà Liên Hợp quốc bảo vệ. Vì thế chúng ta được hiệu triệu để chống lại mọi hình thức nô lệ vẫn đang quấy rầy thế giới của chúng ta.
Cuối cùng, phái đoàn của chúng tôi duy trì mọi ủng hộ, và tích cực, trong những nỗ lực và sáng kiến nhắm đến việc bảo vệ phẩm giá và sự tiến bộ của phụ nữ và cải thiện điều kiện sống và sự tham gia của họ trong gia đình và xã hội. Xin cảm ơn, bà Chủ tích.

[Nguồn:  en.radiovaticana.va]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 14/10/2016]



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét