Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2020

Mục đích thiêng liêng của giáo dục Công giáo

Mục đích thiêng liêng của giáo dục Công giáo

Mục đích thiêng liêng của giáo dục Công giáo
Philippe Lissac | Godong

28 tháng Một, 2020

Giáo dục không chỉ là việc ghi nhớ những kiến thức, nhưng gồm cả sự ghi khắc và thực hành nhân đức.

Trong thời gian gần 200 năm, nền giáo dục trong thế giới Tây phương hầu như tập trung toàn bộ vào việc ghi nhớ kiến thức hoặc sự thành công của sinh viên trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn. Điều này không luôn luôn đúng, nhưng phần lớn các trường quan tâm đến điểm số hơn bất kỳ điều gì khác.

Mặc dù điều quan trọng là phải được giảng dạy tốt và có khả năng nhớ lại những kiến thức về các môn học cụ thể, giáo dục Công giáo nên thể hiện nét riêng trong việc nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đời sống đạo đức, không chỉ là một cuộc sống đầy “kiến thức của trí óc.”

Thánh Gioan Phaolo II nhấn mạnh đến mục tiêu thiêng liêng của nền giáo dục như vậy trong diễn từ của ngài trước các giám mục Hoa Kỳ.

Giáo dục Công giáo không chỉ nhắm đến việc truyền đạt kiến thức nhưng còn truyền đạt tầm nhìn mạch lạc, toàn diện về sự sống, với sự vững tin rằng những sự thật trong tầm nhìn đó giải phóng người học theo ý nghĩa sâu xa nhất của sự tự do của con người … “Trong trường học Công giáo không có sự tách biệt giữa thời gian học và thời gian đào tạo, giữa việc đạt được những khái niệm và phát triển sự khôn ngoan. Các môn học của trường không chỉ trình bày những kiến thức cần đạt được nhưng cả những giá trị phải có và những sự thật phải được khám phá.”

Kiến thức là quan trọng và có vị trí của nó, nhưng không nên đặt nó nặng hơn việc thực hành đời sống đạo đức.

Trong quyển The Curriculum of the Catholic Elementary School (tạm dịch: Chương trình học của Trường Tiểu học Công giáo) (xuất bản năm 1919), George Johnson bình luận về yếu tố quan trọng này của giáo dục.

Trường học phải hỗ trợ trẻ em trong sự phát triển những thái độ đúng đắn. Chẳng hạn, thật vô ích khi dạy đứa trẻ nhiều điều về những trách nhiệm của một người công dân, nếu không đồng thời giúp đứa trẻ cảm nhận sự cần thiết phải duy trì những lý tưởng về trách nhiệm và nghĩa vụ của người công dân tốt. Một đứa trẻ có thể vượt qua một kỳ kiểm tra vẻ vang về bản chất của nhân đức Ki-tô giáo, nhưng nếu đứa trẻ không cảm nhận từ sâu thẳm tâm hồn giá trị của nhân đức Ki-tô giáo, thì kiến thức của nó sẽ chứng minh là trống rỗng.

Các bài kiểm tra chắc chắn là quan trọng và cần thiết phải có, nhưng đó có phải là điều chúng ta sẽ bị phán xét trong ngày sau hết? Liệu Chúa có quan tâm đến kiến thức của chúng ta về đức tin Công giáo không? Hay Người sẽ xét đến những hành động của chúng ta?

Mục tiêu thiêng liêng của giáo dục phải luôn được ghi nhớ và xem như một nguyên tắc nền tảng khi giáo dục người trẻ.



[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 30/1/2020]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét