Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

Đức Thánh Cha Phanxico trả lời phỏng vấn trước chuyến đi Thụy điển

Đức Thánh Cha Phanxico trả lời phỏng vấn trước chuyến đi Thụy điển

Pope Francis will visit Sweden from 31 October - 1 November. - REUTERS
Đức THánh Cha Phanxico sẽ thăm Thụy điển từ 31 tháng 10 - 01 tháng 11. - REUTERS
28/10/2016 15:31
(Vatican Radio) Ngài nói trong buổi phỏng vấn (interview) với tập san của dòng Tên La Civiltà Cattolica trước chuyến Tông Du Đại Kết đến Thụy điển. Buổi phỏng vấn do cha Ulf Jonsson S.J., giám đốc tập san văn hóa Thụy điển của Dòng Tên, Signum.
Đức Thánh Cha Phanxico đã đề cập đến buổi gặp gỡ hòa bình liên tôn gần đây ở Assisi, điều mà ngài gọi là “rất quan trọng.”
“Tất cả chúng ta đều nói về hòa bình và chúng ta cầu xin hòa bình,” – Đức Thánh Cha nói – “ Chúng ta cùng nhau lên tiếng thật mạnh mẽ cho hòa bình, đó là điều các tôn giáo thực sự mong muốn.”
Khi được hỏi về sự đau khổ của những Ki-tô hữu ở Trung Đông, Đức Thánh Cha Phanxico gọi vùng đất đó là “vùng đất của các vị tử đạo.”
“Tôi tin rằng Thiên Chúa không để dân của Người một mình,” – Đức Thánh Cha nói – “Người không bỏ rơi họ. Khi chúng ta đọc đến những thử thách khó khăn của dân Israel trong Kinh Thánh hay nhớ lại những thử thách của các vị tử đạo, chúng ta mới thấy được cách Thiên Chúa luôn luôn đến để hỗ trợ dân của Người.”
Mục đích của chuyến đi đến Thụy Điển là đánh dấu kỷ niệm 500 năm bắt đầu Tin Lành Cải Cách, và hầu hết sự thảo luận trong buổi phỏng vấn nói về những hoạt động đại kết.
Nói về khả năng làm phong phú lẫn nhau giữa các cộng đồng Ki-tô giáo, Đức Thánh Cha được hỏi rằng người Công giáo có thể học được điều gì từ Tin Lành Luther.
“Hai cụm từ xuất hiện trong đầu tôi: ‘cải cách’ và ‘Kinh Thánh’,” - Đức Thánh Cha Phanxico nói – “Tôi sẽ cố giải thích. Trước tiên là cụm từ ‘cải cách’. Ngay từ đầu, phái Luther làm một hành động cải cách trong thời gian khó khăn của Giáo hội. Luther muốn cứu vãn tình hình phức tạp. Sau đó hành động này — cũng vì những tình hình chính trị, chúng ta cũng hãy nghĩ đến cụm từ cuius  regio  eius religio (địa hạt của ai, tôn giáo của người đó) — trở thành một ‘tình trạng’ ly khai, chứ không phải là tiến trình cải cách của toàn Giáo hội, đây là điều căn bản, vì Giáo hội là semper reformanda (luôn canh tân).”
“Cụm từ thứ hai là ‘Kinh Thánh’, Lời của Chúa,” – Đức Thánh Cha tiếp tục – “Luther đã thực hiện một bước tiến lớn trong việc đưa Lời của Chúa vào tay của mọi người. Cải cách và Kinh Thánh là hai điều chúng ta có thể đào sâu bằng cách nhìn vào truyền thống của phái Luther. Tổng Công Nghị trước Cơ Mật Viện phải luôn được ghi nhớ trong đầu và làm sao để yêu cầu cải cách phải trở nên thiết thực trong các cuộc thảo luận.”
Sau đó Đức Thánh Cha được hỏi về cách thức hoạt động Đại kết có thể tiến triển như thế nào. Ngài trả  lời rằng “cần phải tiếp tục đối thoại thần học,” và nói đến Tuyên Ngôn Chung về Công Chính Hóa là một điểm quan trọng, nhưng ngài thêm “bước tiến tiếp theo sẽ không dễ vì những cách hiểu khác nhau về một số vấn đề thần học.”
“Cá nhân tôi tin rằng lòng nhiệt thành phải chuyển hướng sang cầu nguyện chung và hoạt động của lòng thương xót – những công việc cùng chung tay để giúp người đau bệnh, người nghèo, và người bị tù đày.” – Đức Thánh Cha Phanxico nói – “Cùng làm việc chung là một hình thức đối thoại cấp cao và hiệu quả. Tôi cũng nghĩ đến giáo dục. Làm việc cùng nhau và không mang tính bè phái là vô cùng quan trọng. Có một điểm chúng ta cần phải làm rõ trong mọi trường hợp: khiến người khác cải đạo trong giáo hội là một tội.”

Quý vị có thể đọc toàn văn bản cuộc phỏng vấn trên website La Civiltà Cattolica here.
(Bản dịch Việt ngữ của TRI KHOAN chia làm 2 phần. Phần 1 trong bài đăng tiếp theo của hôm nay. Phần 2 trong bài đăng ngày mai)


[Nguồn:  radiovaticana]

[Chuyển ngữ: 30/10/2016]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét