Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2017

Thông điệp của Vatican gửi Kỳ Na giáo nhân dịp ngày Mahavir Jayanti ‎

Thông điệp của Vatican gửi Kỳ Na giáo nhân dịp ngày Mahavir Jayanti ‎

Thông điệp của Vatican gửi Kỳ Na giáo nhân dịp ngày Mahavir Jayanti ‎
Đức Thánh Cha Phanxico chào các sư cô Kỳ-na giáo trong Quảng trường Thánh Phê-rô ngày 28 tháng Mười, 2015. - OSS_ROM
29/03/2017 16:34
Vatican đã gửi một thông điệp đến tín đồ đạo Kỳ na trên toàn thế giới chúc mừng nhân dịp ngày lễ quan trọng nhất của họ và thúc đẩy sự hợp tác để “đẩy mạnh tính phi bạo lực trong gia đình nhằm ươm mầm hòa bình trong xã hội.”
Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn của Vatican gửi “những lời chúc mừng nồng hậu nhất” nhân kỷ niệm sinh nhật thứ 2615 của Đức Tirthankar Vardhaman Mahavir, người đã đưa Kỳ Na giáo một vào hình thức như hiện tại. Thông điệp được ký bởi ngài Chủ tịch Hội đồng, Đức Hồng y Jean-Louis Tauran, và thư ký, Đức Giám mục Muguel Angel Ayuso Guixot, viết: “Cầu xin sự kiện lễ mừng này mang lại cho quý vị sự hạnh phúc và bình an trong tâm hồn, gia đình và cộng đồng!”
Lễ hội Mahavir Jayanti hàng năm là lễ hội lớn nhất trong lịch của họ, và rơi vào ngày 9 tháng Tư năm nay. Mahavir là vị tirthankara (thầy) thứ 24 và cuối cùng của Kỳ Na giáo, với giáo thuyết cốt lõi là phi bạo lực và tôn trọng mọi loài chúng sinh.
Kỳ Na giáo, khai sinh như là một phong trào tôn giáo phi Bà-la-môn trong thế kỷ thứ 6 trước Chúa Giáng sinh ở Ấn độ, có khoảng 5 triệu tín đồ, chủ yếu ở Ấn độ. Ba nguyên tắc chính của tôn giáo này là bất hại (không hại chúng sinh), không trộm cắp tà dâm và không tham đắm các sở hữu thế tục.

Dưới đây là văn bản thông điệp của Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn:

HỘI ĐỒNG GIÁO HOÀNG VỀ ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN
Ki-tô hữu và tín đồ Kỳ Na giáo: cùng nhau thúc đẩy thực hành phi bạo lực trong gia đình
THÔNG ĐIỆP GỬI NGÀY MAHAVIR JANMA KALYANAK DIWAS 2017
Thành Vatican
Các bạn tín đồ Kỳ Na giáo thân mến,
Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn xin gửi đến quý vị những lời chúc mừng nồng hậu nhất nhân dịp quý vị kỷ niệm Ngày Sinh thứ 2615 của Đức Tirthankar Vardhaman Mahavir vào ngày 9 tháng Tư năm nay. Cầu xin sự kiện lễ mừng này mang lại cho quý vị sự hạnh phúc và bình an trong tâm hồn, gia đình và cộng đồng!
Bạo lực, dưới nhiều hình thức khác nhau, đã trở thành một mối lo lắng chính ở hầu hết các vùng trên thế giới. Vì vậy, nhân dịp này chúng tôi muốn cùng quý vị chia sẻ một suy tư về cách chúng ta, cả Ki-tô hữu và tín đồ Kỳ Na giáo, có thể thúc đẩy tính phi bạo lực trong gia đình để nuôi dưỡng hòa bình trong xã hội.
Những nguyên nhân của bạo lực rất phức tạp và dưới nhiều hình thức như những cách thể hiện của nó. Rất thường xuyên, bạo lực xuất phát từ những cách giáo dục không lành mạnh và những truyền bá nguy hiểm. Ngày nay, đứng trước sự gia tăng bạo lực trong xã hội, điều cần thiết là các gia đình phải trở nên trường học hữu hiệu của nền văn minh và làm mọi nỗ lực để nuôi dưỡng giá trị của tính phi bạo lực.
Phi bạo lực là một sự thực hành cụ thể trong đời sống của một người biết áp dụng nguyên tắc vàng: ‘Hãy làm cho người khác những gì bạn muốn người khác làm cho mình.’ Nó bắt buộc chúng ta phải biết tôn trọng và đối xử với người khác, gồm cả những ‘người lạ khác,’ như một người được ban tặng nhân phẩm vốn có và những quyền không thể chuyển nhượng. Vì thế, tránh làm tổn hại đến bất kỳ ai bằng bất kỳ hình thức nào là một kết quả tất yếu của bản thân và cách sống của con người chúng ta.
Thật không may, một số người từ chối không chấp nhận ‘người khác’ nói chung và ‘người lạ khác’ nói riêng, đa phần do sự sợ hãi, sự thiếu giáo dục, sự hồ nghi hay, ngược đãi hay mang não trạng của kẻ mạnh, đã tạo ra một không khí của sự bất bao dung và bạo lực. Có thể vượt qua được tình hình “qua cách chống lại nó bằng sự yêu thương nhiều hơn, với nhiều sự tốt đẹp hơn.” (Đức Giáo hoàng Benedict XVI, Kinh Truyền tin, 18 tháng Hai, 2008).
Cái ‘hơn’ này đòi hỏi phải có ơn của đấng trên cao, và cũng cần có một nơi để ươm mầm tình yêu và sự tốt đẹp. Gia đình là một nơi hoàn hảo nhất mà văn hóa hòa bình và phi bạo lực có thể tìm được mảnh đất màu mỡ. Theo Đức Giáo hoàng Phanxico, chỉ tại đây thì trẻ em, được dẫn dắt bởi tấm gương của cha mẹ và của người lớn, “học cách giao tiếp và thể hiện lòng quan tâm đến người khác, và cũng nơi đó những va chạm và thậm chí xung khắc phải được giải quyết không bằng sức mạnh nhưng bằng đối thoại, tôn trọng, quan tâm đến điều tốt đẹp cho người khác, thương xót và tha thứ” (x. Tông huấn Hậu thượng Hội đồng, Amoris Laetitia, 2016, nos.90-130). Chỉ khi nào các thành viên đều là những con người phi bạo lực thì gia đình mới có thể đóng góp to lớn để làm cho tính phi bạo lực thực sự trở thành một cách sống trong xã hội.
Cả hai tôn giáo của chúng ta đều lấy yêu thương và phi bạo lực làm tính ưu việt. Chúa Giê-su dạy các môn đệ của người yêu thương thậm chí cả kẻ thù (x. Lc 6:27) bằng mẫu gương đời sống cao đẹp của Ngài đã gợi cảm hứng cho các ông cùng làm như vậy. Vì vậy, đối với chúng tôi là những Ki-tô hữu, “phi bạo lực không đơn thuần là một cách cư xử theo lối xã giao nhưng là bản chất của một con người” (Đức Giáo hoàng Benedict XVI, Kinh Truyền tin, 18 tháng Hai, 2008) dựa trên sự yêu thương và sự thật. Nguyên tắc ‘Ahimsa’ (ND: không hại chúng sinh) của tín đồ Kỳ Na giáo của quý vị là điểm tựa chính của tôn giáo các bạn - ‘Ahimsa paramo dharmah’ (phi bạo lực là nhân đức tối thượng hay là tôn chỉ).
Là các tín đồ có nguồn cội trong niềm tin tôn giáo của chúng ta và là những người cùng chung những giá trị và trong tinh thần đồng trách nhiệm đối với nhân loại, cầu xin cho chúng ta, cùng với các tín đồ và những người thiện chí khác, làm tất cả những gì chúng ta có thể, cá nhân và tập thể, để định hình cho gia đình của chúng ta thành ‘những nhà nuôi dưỡng’ tính phi bạo lực để xây dựng một nhân loại biết chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta và tất cả chúng sinh của nó!
Chúc tất cả quý vị một ngày lễ Mahavir Janma Kalyanak hạnh phúc!
Hồng y Jean-Louis Tauran
Chủ tịch
H. Ex. Miguel Ángel Ayuso Guixot, M.C.C.J.
Thư ký

[Nguồn: radiovaticana]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 31/03/2017]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét