Thứ Tư, 10 tháng 5, 2017

Đức Thánh Cha Phanxico “Chúng tay hãy đón nhận Thánh Thần bằng tính vâng nghe!”

Đức Thánh Cha Phanxico “Chúng tay hãy đón nhận Thánh Thần bằng tính vâng nghe!”

Đức Thánh Cha Phanxico “Chúng tay hãy đón nhận Thánh Thần bằng tính vâng nghe!”
Đức Thánh Cha Phanxico giảng lễ - AFP
09/05/2017 13:06
(Vatican Radio) “Chúng ta hãy đón nhận Thánh Thần bằng tính vâng nghe!” Đây là thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxico trong Thánh Lễ sáng tại nhà nguyện Thánh Marta.
Cùng tham dự Thánh lễ với Đức Thánh Cha là các Nữ tu làm việc trong khu nhà Thánh Marta. Họ mừng ngày lễ của vị sáng lập, Thánh Luisa di Marillac.
Đức Thánh Cha, tiếp tục phân tích những chủ đề ngài đã nói trong bài giảng ngày hôm trước, suy tư về tính vâng nghe và sự mở lòng của người Ki-tô hữu trước Thánh Thần đối lại với hoàn cảnh bắt bớ đầu tiên của người Ki-tô hữu.
“Trong ngày qua chúng ta đã nói về sự chống lại Chúa Thánh Thần, là điều mà Thánh Stê-pha-nô đã mắng những luật sĩ. Những bài đọc hôm nay nói về một thái độ ngược lại, cụ thể là người Ki-tô hữu có lòng vâng nghe đối với Chúa Thánh Thần,” Đức Thánh Cha Phanxico nói.
Ngài miêu tả, sau khi Thánh Stê-pha-nô bị giết, một sự bắt bớ rộng khắp nổ ra chống lại người Ki-tô hữu và nhiều người phải chạy trốn đến những nơi như Cyprus, Phoenicia và Antioch. Nhưng sự bắt bớ này đưa ra những cơ hội mới cho Ki-tô hữu, ngài nói thêm. Lưu ý rằng cho đến thời điểm này, họ chỉ rao giảng cho người Do thái, Đức Thánh Cha cho thấy rằng một số trong những Ki-tô hữu đó đến Antioch và bắt đầu rao giảng cho người ngoại đạo, vì họ cảm nhận thấy Thánh Thần thúc đẩy họ phải làm điều đó. Ngài nói, điều này cho thấy tính vâng nghe của họ đối với Thánh Thần.
Tính vâng nghe này được nói đến trong thư thứ nhất của Thánh Gia-cô-bê, trong đó ngài khuyên răn các tín hữu “đón nhận Lời với lòng vâng nghe.” Đức Thánh Cha Phanxico nói với cộng đoàn rằng điều này nghĩa là phải có một thái độ mở rộng chứ không phải cứng nhắc.
“Con đường đầu tiên trong hành trình của tính vâng nghe là đón nhận Ngôi Lời, nó làm mở rộng con tim. Con đường thứ hai là biết Ngôi Lời, biết Chúa Giê-su, Đấng nói ‘chiên ta thì nghe tiếng ta, ta biết chúng và chúng theo ta,” Đức thánh Cha nói.
“Rồi có con đường thứ ba, sự thân thuộc với Ngôi Lời. Luôn mang Ngôi Lời theo bên mình. Hãy đọc, mở rộng tâm hồn trước Thiên Chúa, mở rộng tâm hồn trước Thần Khí Đấng làm cho chúng ta hiểu được Ngôi Lời. Và hoa trái của việc này, đón nhận Ngôi Lời, hiểu Ngôi Lời, cùng đem Ngôi Lời theo chúng ta, có sự thân thuộc với Ngôi Lời, là một hoa trái tốt lành! Một con người làm như vầy sẽ thể hiện sự tốt lành, tử tế, vui mừng, bình an, tự chủ và nhân từ.”
Đức Thánh Cha tiếp tục giải thích rằng lòng nhân từ này là thái độ đem đến cho chúng ta lòng vâng nghe đối với Thần Khí.
“Nhưng tôi phải đón nhận Thần Khí đem đến cho tôi Ngôi Lời với lòng vâng nghe. Và sự vâng nghe này, bằng cách không kháng cự lại Thần Khí, đem đến cho tôi lối sống như vầy, lối sống của hành động. Để đón nhận Ngôi Lời với lòng vâng nghe, để biết Ngôi Lời và kêu xin Thần Khí ban cho chúng ta ơn sủng hiểu biết và sau đó dành chỗ cho hạt giống đâm chồi và lớn lên thành thái độ tốt lành, nhân từ, dịu dàng, bình an, bác ái và tự chủ. Tất cả những điều này cho thấy một thái độ của người Ki-tô hữu,” ngài nói.
Đức Thánh Cha cũng cho biết rằng không phải các Tông đồ rao giảng cho những người ngoại giáo ở Antioch, nhưng là những người khác mà chúng ta không biết tên của họ. Và khi tông đồ Ba-ba-ba đến Antioch, ngài đã nhìn thấy ở đó ơn sủng của Thiên Cháu, cư ngụ trong tâm hồn trung thành với Thiên Chúa.
“Có Thần Khí hướng dẫn chúng ta không làm những điều sai trái, nhưng đón nhận Thần Khí với sự vâng nghe, biết được Thần Khí trong Ngôi Lời và sống theo Thần Khí. Và điều này đối lại với sự kháng cự mà Stê-pha-nô đã quở trách các luật sĩ: ‘Các ông luôn luôn chống lại Thần Khí!’ Chúng ta có chống lại Thần Khí không? Chúng ta có tạo ra sức kháng cự không? Hay chúng ta đón nhận Người? Với sự vâng nghe: đây là lời của Gia-cô-bê. ‘Đón nhận với lòng vâng nghe.’ Chống lại là nghịch với sự vâng nghe. Chúng ta hãy kêu xin ơn sủng này.”
Đức Thánh Cha kết thúc bài giảng bằng lưu ý rằng chính tại Antioch mà cộng đoàn các tông đồ đầu tiên được đặt tên Ki-tô hữu.

[Nguồn: radiovaticana]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 10/05/2017]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét