Thứ Ba, 9 tháng 10, 2018

Thượng Hội đồng 2018 - PHỎNG VẤN: Đức Tổng Giám mục Fisher người Úc: ‘Tôi không hề đoán được đó lại là vấn đề đầu tiên họ quan tâm’

Thượng Hội đồng 2018 - PHỎNG VẤN: Đức Tổng Giám mục Fisher người Úc: ‘Tôi không hề đoán được đó lại là vấn đề đầu tiên họ quan tâm’
Tổng Giám mục Fisher - Courtesy Of Episkpat.Pl

Thượng Hội đồng 2018 - PHỎNG VẤN: Đức Tổng Giám mục Fisher người Úc: ‘Tôi không hề đoán được đó lại là vấn đề đầu tiên họ quan tâm’

Đức Tổng Giám mục của Sydney giải thích với ZENIT vấn đề giới trẻ trong đất nước của ngài quan tâm nhất

05 tháng Mười, 2018 18:44

Tôi không hề đoán được đó lại là vấn đề đầu tiên họ quan tâm … 

Trong một phỏng vấn với Zenit tại Vatican hôm nay ngày 5 tháng Mười, 2018, trong những ngày đầu của Thượng Hội đồng Giám mục về Giới trẻ, Đức tin và sự Phân định Ơn gọi, Đức Tổng Giám mục An-tôn Fisher của Sydney, cho biết điều này khi ngài phản ánh về những vấn đề “mà ngài sẽ lên tiếng nói’ thay cho giới trẻ đất nước của ngài, và đặc biệt là những vấn đề đáng quan tâm nhất.

Khi được hỏi đâu là những vấn đề đáng quan tâm nhất đối với đoàn chiên trẻ của ngài, vị Tổng Giám mục người Úc, ngài đã tổ chức Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 23 ở Sydney, cho biết cách ngài tìm ra được vấn đề này.

“Những việc chúng tôi làm ở Úc để tìm hiểu xem giới trẻ đang suy tư về những điều gì gồm có các cuộc khảo sát trên mạng, những diễn đàn tại đại hội giới trẻ, những phiên họp lắng nghe cấp giáo phận, chúng tôi có nhiều cách thức, để kết nối với những nhóm giới trẻ khác nhau.

Ngài nói những nhà nghiên cứu xã hội mang tất cả những điều đó đến cho các giám mục, và phản ánh lại cho các ngài những gì người trẻ nói.

Ý nghĩa, bản sắc, sự hạnh phúc

Ngài tiếp tục, “Rất thú vị, chẳng hạn một vấn đề lớn nhất mà họ đưa ra đó là vấn đề sức khỏe tinh thần,” vì rất nhiều người trẻ cảm thấy chán nản, lo âu, thiếu lòng tự trọng, những vấn đề về rối loạn ăn uống, và các vấn đề liên quan khác.”

“Tôi không hề đoán được đó lại là vấn đề đầu tiên họ quan tâm,” ngài nhấn mạnh: “Họ quan tâm rất nhiều đến các vấn đề về sức khỏe tinh thần.”

Ngài nói, “Một lĩnh vực khác mà họ cũng rất quan tâm liên quan đến những vấn đề về bản sắc, bản sắc dân tộc của họ.”

“Chúng tôi có nhiều nhóm nhập cư và di cư đến Úc,” ngài lưu ý: “Họ và thế hệ tiếp nối đang cố gắng tìm ra tôi là ai? Tôi có phải người Úc không? Tôi có phải người Ý không? Tôi có phải người Châu Phi không? Tôi có phải người Ấn độ không? Tôi là ai?”

Những mối quan hệ ý nghĩa

Ngài nói, họ cũng đang cố gắng hiểu được không những bản sắc dân tộc của họ, bản sắc giới tính và bản sắc tinh thần của họ. Ngài nói, “Những vấn đề này là để tìm ra tôi là ai, điều gì quan trọng đối với tôi, là rất quan trọng đối với người trẻ ở Úc.”

Đức Tổng Giám mục Fisher nói lĩnh vực thứ ba rất đáng quan tâm với họ là “những vấn đề về các mối quan hệ.”

“Họ lo lắng về tình trạng bị cô đơn. Làm sao để họ tìm được người phù hợp để làm người bạn đời, hy vọng qua hôn nhân và một gia đình, đặc biệt khi họ đã có quá nhiều mối quan hệ bị tan vỡ, và có thể ngay cả gia đình của họ cũng không êm xuôi …”

“Tôi cũng có thể đoán chừng vấn đề là ở chỗ đó, nhưng tôi không hề nghĩ rằng nó lại là vấn đề nổi bật lên như vậy, và cùng với sự lo âu: Tôi sẽ tìm được một người phù hợp không? Tôi sẽ hạnh phúc không? Tôi có được nhóm người hỗ trợ thương yêu tôi ở bên cạnh không?”

Những câu hỏi của họ liên quan đến sự sống nhiều hơn

Ngài nói đây là những câu hỏi luôn hiện lên trong tâm trí của người trẻ, ngài thừa nhận: “Trước đây tôi nghĩ rằng nó phải liên quan nhiều hơn đến những câu hỏi như công việc của tôi sẽ ra, tôi sẽ sống ở đâu.”

Ngài nói, “Đây cũng là những vấn đề lớn, nhưng những câu hỏi của họ liên quan nhiều hơn đến sự sống, trong tâm trí của họ, và những vấn đề sâu thẳm hơn, về sự hạnh phúc và ý nghĩa, là trung tâm cuộc sống của họ.

Nói thêm về những quan tâm đến sức khỏe tinh thần của họ, ngài chia sẻ: “Khi chúng tôi báo cáo điều này lên các giám mục của Châu Đại dương, thì các Đức Giám mục của New Zealand nói: ‘Đúng vậy. Đó chính là những gì giới ở đây trẻ hiện nay đang quan tâm.”

“Trong khi những bạn trẻ từ những đảo quốc nhỏ hơn lại có cách nói như: ‘Cái gì? Ai mà có thời gian để chán nản? Chúng tôi chỉ lo lắng để làm cách nào nuôi sống bản thân thôi … rồi không biết đảo quốc của họ có bị chìm xuống biển không …’ Vì vậy, ngài nhận xét, quốc gia này khác với quốc gia khác.

Một cảm nhận thật sự rằng Giáo hội có thể trợ giúp

Khi được hỏi làm sao để họ tin rằng Giáo hội chắc chắn trợ giúp khi họ gặp phải những vấn đề về sức khỏe tinh thần này, ngài nói: “Tôi cho rằng họ muốn chúng tôi hiểu đây là điều đang làm họ lo lắng. Nhưng tôi nghĩ có một cảm nhận thật sự, từ sự phản hồi này của giới trẻ, rằng chúng tôi có thể trợ giúp họ.”

“Trọng tâm của các vấn đề này thường là những câu hỏi về tâm linh, về vấn đề tôi tìm được ý nghĩa cuộc sống ở đâu, tôi tìm được niềm hy vọng ở đâu. Tôi luôn cảm thấy lo âu, và tôi không biết rằng có thật có một Thiên Chúa, hay một ai đó yêu thương tôi không, một ai mà tôi có thể đến xin trợ giúp.”

“Tôi nghĩ rằng họ yêu cầu chúng tôi phải làm nhiều hơn nữa để giúp đỡ khi người trẻ bị chán nản hay lo âu, hoặc có những vấn đề về lòng tự trọng.”

Ngài nói, dĩ nhiên đây không phải là công việc chỉ dành riêng cho Giáo hội, tùy vào bản chất, hoàn cảnh, thì có thể cần có những chuyên gia y tế, các nhà tâm lý, các chuyên viên, v.v…, “nhưng với yếu tố tinh thần và chúng tôi có thể trợ giúp để hỗ trợ cho các vấn đề khác.”

Khi được hỏi rằng những vụ lạm dụng tình dục có phải là điều quan tâm chính không, Đức Tổng Giám mục cho biết chúng không phải, chắc chắn không trên cùng một mức độ.

“Chỉ tới một mức độ nào đó, chẳng hạn họ nói rằng, ‘Tôi không biết phải tin vào ai nữa,” phải đến với ai, và khi bạn thúc họ: ‘Tại sao không đến với Giáo hội?’ Thì họ có thể trả lời: “À, tôi có nghe tất cả mọi chuyện rồi. Tôi không chắc là tôi có thể tin tưởng Giáo hội được không.’”

“Vì thế, nó là một vấn đề gián tiếp,” Đức Tổng Giám mục Dòng Đa-minh nhấn mạnh rằng: “Nó nằm sau các vấn đề này, chứ không nằm trước.”

Tôi nghĩ vấn đề lạm dụng tình dục, xảy ra đối với những người trẻ, là trong các thập niên 60, 70, 80, đa phần những vụ chúng ta biết. Vì vậy bây giờ họ cũng ở độ tuổi của tôi, những nạn nhân đó. Đúng thời điểm khi tôi còn là một người trẻ. Vì vậy nó khá xa đối với tuổi trẻ của chúng ta bây giờ, cho dù nó làm ảnh hưởng đến niềm tin của chúng ta.”

Hôm qua, Đức Tổng Giám mục Fisher, trong bài phát biểu tại Thượng Hội đồng, xin lỗi vì những thất bại của Giáo hội. Ngài nói, bây giờ ngài tin rằng sự xin lỗi cho điều đáng hổ thẹn này là cần thiết.

Sau đây là đường link để độc giả có thể đọc bài phát biểu của ngài hôm qua: Intervention of Archbishop Fisher.


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 7/10/2018]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét