Thứ Hai, 21 tháng 1, 2019

Đức Thánh Cha chủ tế giờ Kinh Chiều bắt đầu Tuần lễ cầu cho sự Hiệp nhất Ki-tô hữu lần thứ 52

Đức Thánh Cha chủ tế giờ Kinh Chiều bắt đầu Tuần lễ cầu cho sự Hiệp nhất Ki-tô hữu lần thứ 52
Vatican Media Screenshot

Đức Thánh Cha chủ tế giờ Kinh Chiều bắt đầu Tuần lễ cầu cho sự Hiệp nhất Ki-tô hữu lần thứ 52

Chủ đề: ‘Anh em hãy theo đuổi sự công chính, chỉ sự công chính mà thôi’

18 tháng Một, 2019 18:10

Ngày 18 tháng Một, 2019, Đức Thánh Cha Phanxico chủ tế cử hành giờ Kinh Chiều trong Vương cung Thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành, để bắt đầu Tuần lễ cầu nguyện cho sự Hiệp nhất Ki-tô hữu lần thứ 52.

Chủ đề được các nhà thờ của Indonesia lựa chọn cho Tuần lễ Cầu nguyện này, sẽ được tổ chức từ ngày 18 đến 25 tháng 1 năm 2019, là “Anh em hãy theo đuổi sự công chính, chỉ sự công chính mà thôi” (Xem Đệ Nhị Luật 16:18-20).

Đức Thánh Cha chủ tế giờ Kinh Chiều bắt đầu Tuần lễ cầu cho sự Hiệp nhất Ki-tô hữu lần thứ 52

Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ hợp nhất Ki-tô hữu và Ủy ban Đức tin và Hiến chế thuộc Hội đồng Đại kết các Giáo hội cùng hợp tác chuẩn bị chủ đề và văn bản sách thánh cho Tuần lễ quan trọng này.

Theo truyền thống, các Giáo hoàng chủ tế giờ Kinh Chiều trong ngày bế mạc (25 tháng Một), chứ không phải khai mạc, cho Tuần lễ Cầu nguyện này ở Roma, với sự hiện diện của các đại diện thuộc nhiều giáo phái Ki-tô giáo khác nhau.

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxico sẽ đến Panama tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới từ Thứ Tư, 23 tháng 1 đến Thứ Hai, 28 tháng 1; do đó mới có sự thay đổi trong truyền thống Roma và đại kết.



Dưới đây là bản dịch tiếng Anh của Vatican bài giảng của Đức Thánh Cha:

Hôm nay đánh dấu sự khởi đầu cho Tuần lễ Cầu nguyện cho sự Hiệp nhất Kitô hữu, là tuần lễ tất cả chúng ta được kêu gọi dâng lời khẩn cầu lên Thiên Chúa xin ân ban lớn lao này. Sự hiệp nhất Kitô hữu là hoa trái ân sủng của Thiên Chúa, và chúng ta phải loại bỏ chính mình để chấp nhận nó với tâm hồn quảng đại và rộng mở. Tối nay tôi rất vui mừng được cùng chung lời cầu nguyện với những vị đại diện các Giáo hội khác tại Roma, và tôi xin gửi đến quý vị lời chào huynh đệ và thân ái. Tôi cũng xin gửi lời chào đến phái đoàn đại kết đến từ Phần Lan, các sinh viên của Học viện Đại kết tại Bossey đang viếng thăm Roma để đào sâu kiến thức về Giáo hội Công giáo. Tôi cũng xin gửi lời chào đến các sinh viên trẻ của Chính thống giáo và Chính thống giáo Đông phương được tài trợ bởi Ủy ban Hợp tác về Văn hóa với các Giáo hội Chính thống thuộc Hội đồng Thúc đẩy sự Hiệp nhất Ki-tô hữu.

Sách Đệ Nhị Luật cho thấy dân tộc Israel đang cắm trại trên đồng bằng Moab, chuẩn bị tiến vào đất Chúa đã hứa ban cho họ. Ở đây ông Môi-sê, như một người cha và người lãnh đạo được Chúa xức dầu, nhắc lại Lề Luật cho dân chúng, hướng dẫn và nhắc nhớ rằng họ phải sống với lòng trung thành và công chính khi họ đã vào định cư trong Đất Hứa.

Đức Thánh Cha chủ tế giờ Kinh Chiều bắt đầu Tuần lễ cầu cho sự Hiệp nhất Ki-tô hữu lần thứ 52

Trình thuật chúng ta vừa nghe cho biết cách thức để mừng ba đại lễ trong năm: Pesach (Lễ Vượt qua), Shavuot (Lễ Ngũ tuần), Sukkot (Lễ Lều). Mỗi đại lễ này đều đòi buộc người Israel phải dâng lời tạ ơn về những điều tốt lành đã đón nhận từ Thiên Chúa. Việc cử hành lễ đòi hỏi sự tham dự của mọi người. Không ai bị loại trừ: “Ở nơi ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh em, đã chọn cho Danh Người ngự, anh em sẽ liên hoan trước nhan ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh em, cùng với con trai con gái, tôi tớ nam nữ, với thầy Lê-vi ở trong các thành của anh em, với ngoại kiều và cô nhi quả phụ sống giữa anh em” (Đnl 16:11).

Mỗi đại lễ này đều đòi hỏi một cuộc hành hương về “nơi ĐỨC CHÚA chọn cho Danh Người ngự” (c. 2). Ở đó người dân Israel trung thành phải đến trình diện trước nhan Chúa. Dù dân tộc Israel đã bị lưu đày làm nô lệ ở Ai-cập, thiếu thốn mọi tài sản cá nhân, nhưng họ sẽ không “đến trình diện Đức Chúa tay không” (c. 16); của lễ của mỗi người dâng tùy theo phúc lành đã được lãnh nhận từ Thiên Chúa. Bằng cách này, tất cả mọi người sẽ đón nhận phần chia sẻ của mình thuộc của cải của đất nước và sẽ hưởng phúc lợi từ lòng tốt của Thiên Chúa.

Chúng ta chẳng ngạc nhiên khi văn bản sách thánh chuyển từ việc cử hành ba đại lễ mừng sang việc chọn các thẩm phán. Các đại lễ kêu gọi người dân thực hiện sự công chính, nói rằng tất cả mọi người đều bình đẳng về căn bản và tất cả đều lệ thuộc vào lòng thương xót của Chúa. Các đại lễ cũng mời gọi mọi người chia sẻ cho người khác những món quà họ đã lãnh nhận. Chúc tụng vinh quang và danh dự cho Thiên Chúa trong các đại lễ hàng năm này đi đôi với việc trao tặng danh dự và công bằng cho tha nhân, đặc biệt cho những người cô thế và những người thiếu thốn.

Những Ki-tô hữu của Indonesia, suy tư về chủ đề được chọn cho Tuần lễ Cầu nguyện này, đã quyết định lấy cảm hứng từ những lời trong sách Đệ Nhị Luật: “Anh em hãy theo đuổi sự công chính, chỉ sự công chính mà thôi” (16:20). Họ lo ngại sâu sắc rằng sự phát triển kinh tế trong nước, được thôi thúc bởi tâm lý cạnh tranh, đang khiến nhiều người rơi vào sự nghèo đói và tạo cơ hội cho một số ít người trở nên quá giàu có. Điều này gây nguy hiểm cho sự hòa hợp của một xã hội trong đó mọi người thuộc các nhóm sắc tộc, ngôn ngữ và tôn giáo khác nhau cùng chung sống và chia sẻ ý thức trách nhiệm với nhau.

Nhưng đó không đơn giản là trường hợp của riêng Indonesia; nó là một tình hình chúng ta nhìn thấy trên khắp thế giới. Khi xã hội không còn đặt trên nền tảng của tình đoàn kết và ích chung, thì chúng ta chứng kiến sự hủ hóa của những người sống trong cảnh nghèo nàn cùng cực giữa những tòa nhà chọc trời, với những khách sạn thượng lưu và những trung tâm mua sắm sang trọng, biểu tượng của sự giàu có lạ thường. Chúng ta đã quên sự khôn ngoan của luật pháp Môi-sê: nếu của cải không được chia sẻ, xã hội sẽ bị chia rẽ.

Đức Thánh Cha chủ tế giờ Kinh Chiều bắt đầu Tuần lễ cầu cho sự Hiệp nhất Ki-tô hữu lần thứ 52

Thánh Phaolô, trong thư gửi tín hữu Roma, cũng áp dụng cách suy nghĩ tương tự cho cộng đoàn Ki-tô hữu: những người mạnh mẽ phải nâng đỡ những người yếu đuối. Nếu chỉ “chiều theo sở thích của mình” (15:1) thì không phải là người Ki-tô hữu. Noi gương Đức Ki-tô, chúng ta phải dành mọi sự cố gắng để nâng đỡ cho những người yếu. Tình đoàn kết và trách nhiệm chung phải trở thành luật áp dụng trong gia đình Ki-tô giáo.

Là dân thánh của Chúa, chúng ta luôn thấy mình ở trên ngưỡng cửa tiến vào vương quốc được hứa ban của Chúa. Tuy nhiên, vì chúng ta chia rẽ, nên chúng ta cần phải nhớ lại bài giảng mệnh lệnh về công bằng của Chúa. Cũng vậy, người Ki-tô hữu có nguy cơ thuận theo tâm lý của người Israel cổ xưa và người Indonesia hiện tại, đó là tâm lý chạy theo của cải, chúng ta quên đi những người cô thế và những người thiếu thốn. Rất dễ quên sự bình đẳng căn bản giữa chúng ta: rằng tất cả chúng ta đều đã là nô lệ của tội, rằng Chúa đã cứu chúng ta qua bí tích rửa tội và gọi chúng ta là con cái của Người. Chúng ta rất dễ dàng đến với cách suy nghĩ rằng ơn thiêng liêng ban cho chúng ta chính là tài sản của mình, thứ mà chúng ta được quyền hưởng, là của cải của chúng ta. Những ân ban mà chúng ta lãnh nhận từ Thiên Chúa cũng có thể làm chúng ta bị mù trước những ân ban cho các Ki-tô hữu khác. Đó là một trọng tội khi hạ thấp hoặc coi khinh những ân ban Chúa đã ban cho anh chị em của chúng ta và nghĩ rằng một cách nào đó Chúa ít coi trọng họ hơn. Khi chúng ta nuôi dưỡng những suy nghĩ như vậy là chúng ta cho phép ơn sủng chúng ta đã lãnh nhận trở thành đòn bẩy cho lòng kiêu căng, bất công, và chia rẽ. Và như vậy làm sao chúng ta có thể tiến vào vương quốc đã được hứa ban?

Sự tôn thờ phù hợp với vương quốc đó, sự tôn thờ do công lý đòi buộc, là một sự cử hành bao gồm tất cả mọi người, một lễ mừng trong đó mọi ân ban đã lãnh nhận sẵn sàng được chia sẻ bởi tất cả mọi người. Thực hiện những bước đi đầu tiên tiến về miền đất hứa đó chính là sự hiệp nhất của chúng ta, trước hết chúng ta phải chân nhận rằng những phúc lành mà chúng ta lãnh nhận không thuộc quyền sở hữu của chúng ta, nhưng chúng đến với chúng ta như một món quà; chúng được trao tặng để chia sẻ với người khác. Và chúng ta phải chân nhận giá trị của ơn sủng ban cho các cộng đồng Ki-tô hữu khác. Do đó, chúng ta muốn cùng chia sẻ những món quà với người khác. Một dân tộc Ki-tô giáo được canh tân và làm phong phú từ sự trao đổi những món quà này sẽ trở thành một dân tộc đủ khả năng bước đi một cách dứt khoát và tự tin trên con đường tiến tới sự hiệp nhất.

[00094-EN.01] [Văn bản chính: tiếng Ý]

© Libreria Editrice Vatican


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: 20/1/2019]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét