Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

Đức Phanxico: Hành trình huynh đệ là một dấu chỉ cho thế giới

Đức Phanxico: Hành trình huynh đệ là một dấu chỉ cho thế giới

Trong lời chào thăm ngài đọc tại Thánh đường Tông truyền Etchmiadzin, chặng dừng chân thứ nhất của chuyến viếng thăm đến Armenia, Đức Thánh Cha giải thích rằng sự đối thoại giữa những Ki-tô giáo cho thấy “xã hội chung nhất” “một con đường vững chắc để hòa hợp những xung khắc làm tan tác đời sống con người”

pope in armenia
Đức Thánh Cha đến Armenia

24/06/2016
ANDREA TORNIELLI
IN ETCHMIADZIN
Đức Thánh Cha Phanxico nói về những mối quan hệ Ki-tô giáo trong suốt chuyến thăm của ngài đến Thánh đường Tông truyền Etchmiadzin, “Vatican của người Armenia”, tòa thánh của Giáo chủ Karekin II của tất cả người Armenia. Ngài giải thích: “Khi những hành động của chúng ta được thúc đẩy bởi quyền năng của tình yêu của Chúa Ki-tô thì sự hiểu biết và yêu thương nhau sẽ lớn mạnh, một hành trình tiến đến huynh đệ tốt đẹp là điều có thể, và tất cả những người thiện chí, và một xã hội chung nhất được thể hiện là một con đường vững chắc để hòa hợp những xung khắc làm tan tác đời sống con người và tạo ra những chia cắt khó có thể chữa lành.” Như vậy, hành trình thống nhất không chỉ về những mối quan hệ giữa các giáo hội Ki-tô. Nó còn vượt xa hơn thế nhiều và là một dấu chỉ cho thế giới và cho nền hòa bình trên thế giới.
Khi đến Cửa vòm của tòa Tiridate, Đức Thánh Cha bị vấp giầy. Loạt chuông đồng ngân vang khi ngài đi vào thánh đường với Giáo chủ, trong khi ca đoàn hát bài thánh ca “Hrashapar”, tôn vinh Thánh Gregory the Illuminator. Khi tiến lên đến bàn thờ của “nơi Con Chí Ái” Đức Phanxico và Đức Karekin II hôn thánh giá và sách Thánh trước khi tiến lên bàn thờ chính nơi hai ngài ôm hôn vì hòa bình. Hai vị lãnh đạo tôn giáo sau đó thay nhau đọc Thánh vịnh 122: “Vui dường nào khi thiên hạ bảo tôi, ta cùng trẩy lên đền thánh Chúa. Và giờ đây, Jerusalem hỡi.”
Giáo chủ sau đó ngỏ lời và đọc diễn văn trước Đức Thánh Cha: “Chuyến thăm của Đức Thánh Cha là một bằng chứng canh tân cho những mối quan hệ anh em và sự hợp tác của các Giáo hội chúng ta và làm tăng sức mạnh lẫn nhau giữa Giáo hội Tông truyền Armenia và Giáo hội Công giáo. Chuyến thăm của ngài cũng làm chúng ta ngập tràn sự lạc quan rằng những chứng tá đức tin, được làm mạnh mẽ thêm bằng tình yêu Ki-tô, sẽ được cảm nhận mạnh mẽ trong đời sống chúng ta.”
Đến phần ngài Phanxico nói rằng thật là “cảm động” cho ngài đã được bước qua 3 ngưỡng cửa của thánh đường và ngài cảm ơn Đức Karekin II đã tiếp đón ngài tại nơi ở của ngài tại Etchmiadzin trong suốt 2 đêm ở lại đất nước: một “dấu chỉ tình yêu” và đó là “những bằng chứng hùng hồn, rõ ràng hơn bất kỳ từ ngữ nào có thể diễn tả, về ý nghĩa của tình anh em và đức ái huynh đệ.” Đức Thánh Cha sau đó nhắc lại rằng đối với Armenia “niềm tin vào Đức Ki-tô không phải như một tấm áo choàng để mặc vào hay cởi ra tùy theo những tình huống hoặc sự thuận tiện, nhưng là một phần quan trọng của giá trị riêng của mình.” Armenia là quốc gia đầu tiên vào năm 301 “chấp nhận Ki-tô giáo là tôn giáo của đất nước, trong khi thời điểm đó tình trạng bách hại đang diễn ra ác liệt trong khắp đế quốc Roma.”
Đức Phanxico sau đó nói về những mối quan hệ tốt đẹp và sự đối thoại mở rộng giữa hai Giáo hội, tiếp nối Đức Giáo chủ Vasken I và Karekin, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II và Benedict XVI. Một trong những thời khắc quan trọng nhất của nỗ lực đại kết là “cuộc tưởng niệm những Chứng tá Đức tin trong thế kỷ XX trong suốt Đại Năm thánh 2000;” sự chuyển giao cho Đức Karekin II thánh tích của Người Cha của Ki-tô hữu Armenia là thánh Gregory the Illuminator cho Thánh đường Yerevan, và Tuyên ngôn chung được ký bởi Đức Gioan Phaolo II và Đức Giáo chủ hiện nay. Ngôn ngữ ngài sử dụng nhẹ nhàng phảng phất sự hoài hương và dường như không cho thấy sẽ có một tuyên ngôn chung nào vào lúc này, trừ khi có những điều ngạc nhiên vào phút cuối.
Đức Phanxico tiếp tục vạch ra con đường thống nhất qua đó liên kết các Ki-tô giáo trong sự phục vụ, ngài nói rằng thế giới “được đánh dấu bằng những chia rẽ và xung đột, cũng như bằng những hình thức u ám của sự đói nghèo vật chất và tinh thần, trong đó có sự bóc lột con người, đặc biệt là trẻ em và người già. Thế giới đang mong chờ ở những Ki-tô giáo một tình yêu thương lẫn nhau và sự hợp tác huynh đệ để có thể hé lộ ra trong lương tâm mỗi con người quyền năng và sự thật của sự Phục sinh của Chúa Ki-tô. Sự cam kết kiên trì và nhẫn nại để tiến đến hiệp nhất trọn vẹn, sự phát triển những sáng kiến chung và hợp tác giữa tất cả các môn đệ của Chúa qua sự phục vụ những lợi ích chung: tất cả những điều này giống như một ánh sáng chiếu tỏa trong đêm đen và là một mệnh lệnh để trải nghiệm những sự khác biệt của chúng ta bằng một thái độ bác ái và hiểu biết lẫn nhau.”
Đức Phanxico giải thích rằng, tinh thần của sự hiệp nhất, con đường đối thoại và hợp tác “tạo nên một giá trị mẫu mực vượt ra ngoài cả những phạm vi hữu hình của cộng đoàn; nó đưa ra cho mọi người một yêu cầu bắt buộc để ngăn chặn những chia rẽ qua đối thoại và trân trọng tất cả những điều làm chúng ta nên hiệp nhất.” “Nó cũng ngăn cản sự bóc lột và lôi kéo đức tin, vì nó đòi hỏi chúng ta phải tái khám phá cội rễ căn tính của đức tin, và để đối thoại, bảo vệ và rao giảng chân  lý với lòng tôn trong chân giá trị của mỗi con người và qua những cách thức thể hiện tình yêu và sự cứu độ mà chúng ta muốn loan truyền. Bằng cách này, chúng ta giới thiệu với thế giới – cũng đang rất cần điều này – một chứng tá thuyết phục rằng Đức Ki-tô vẫn đang hiện hữu và đang hoạt động, có thể mở ra những con đường mới để tái hòa hợp giữa các dân tộc, các nền văn minh và tôn giáo. Chúng ta giới thiệu ra một chứng tá xác thực rằng Thiên Chúa là tình yêu và thương xót.”

[Nguồn: vaticaninsider]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 25/06/2016]



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét