Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

Các nhà lãnh đạo Công giáo và Hồi giáo Shia đoàn kết tố cáo WMDs, chủ nghĩa khủng bố

Các nhà lãnh đạo Công giáo và Hồi giáo Shia đoàn kết tố cáo WMDs, chủ nghĩa khủng bố

A nuclear bomb explosion at the Nevada Test Site, April 18, 1953. Photo courtesy of National Nuclear Security Administration/Nevada Site Office.
Một vụ nổ bom nguyên tử tại địa điểm thử nghiệm ngày 18 tháng 4 năm 1953. Ảnh của National Nuclear Security Administration/Nevada Site Office.

Roma, Ý, 30 tháng 8, 2016 / 12:02 sáng (CNA/EWTN News). - Các nhà lãnh đạo Hồi giáo Shia từ Iran và các Giám mục Công giáo Hoa kỳ nói rằng họ có một cuộc chiến chung chống lại vũ khí hủy diệt hàng loạt, chủ nghĩa khủng bố, và chủ nghĩa cực đoan tôn giáo bạo lực.
“Ki-tô giáo và Hồi giáo chia sẻ cam kết yêu thương và tôn trọng sự sống, nhân phẩm, và ích lợi của mọi thành viên của cộng đồng nhân loại,” họ nói trong một tuyên ngôn chung ngày 18 tháng 8. “Việc cùng chung sống hòa bình được xây dựng trên nền tảng công bằng và pháp lý. Chúng tôi kêu gọi tất cả cùng làm việc hướng đến phát triển một văn hóa gặp gỡ, khoan dung, đối thoại, và hòa bình để tôn trọng truyền thống tôn giáo của nhau.”
Hai phái đoàn cùng đồng thuận rằng niềm tin vào một Thiên Chúa hợp nhất Do thái giáo, Ki-tô giáo, và Hồi giáo.
“Các nhà lãnh đạo tôn giáo phải đưa ra những hướng dẫn đạo đức và lên tiếng nói chống lại sự bất công và bất kỳ điều gì gây nguy hại cho nhân loại,” bản tuyên ngôn nói, với tiêu đề “Tập họp nhân danh Thiên Chúa.”
Đức Hồng y Theodore McCarrick, Đức Tổng giám mục Emeritus giáo phận Washington, ký văn kiện, đồng ký có Đức Giám mục Oscar Cantú giáo phận Las Cruces, ngài là chủ tịch Ủy ban Quốc tế Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Hoa kỳ.
Tuyên ngôn chung được đưa ra sau các phiên họp 5-10 tháng 6 tại Roma. Đối thoại được xây dựng trên nền tảng cuộc họp ở Qom, bắc Iran, tháng 3 năm 2014 tập trung vào việc loại trừ vũ khí nguyên tử.
Đức Giám mục Cantú nói rằng bản tuyên ngôn chung là kết quả của “sự đối thoại chân tình giữa hai tôn giáo hiệp nhất trong những quan tâm về sự sống và nhân phẩm của con người.”
“Cùng nhau, chúng tôi cam kết tiếp tục đối thoại về những vấn đề căng thẳng nhất đang đối mặt với gia đình nhân loại, chẳng hạn tình trạng đói nghèo, bất công, phi nhân đạo, chủ nghĩa khủng bố, và chiến tranh,” ngài nói thêm, theo Hội đồng Giám mục Hoa kỳ.
Phía Iran ký văn kiện có Ayatollah Ali-Reza A'arafi, chủ tịch Đại học Quốc tế Al-Mustafa, và tiến sĩ Abdul-Majid Hakim-Elahi, giám đốc văn phòng quan hệ Quốc tế của Hiệp hội Các học giả của Qom Seminary.
Tuyên ngôn chung loại bỏ mọi hình thức phát triển và sử dụng những loại vũ khí hủy diệt hàng loạt cũng như “mọi hành động của chủ nghĩa khủng bố.”
“Chúng tôi cùng nhau xây dựng một thế giới không có vũ khí hủy diệt hàng loạt. Chúng tôi kêu gọi mọi dân tộc từ bỏ việc sở hữu những loại vũ khí như vậy, và kêu gọi những quốc gia đang sở hữu chúng nên bỏ những vũ khí hủy diệt này, bao gồm vũ khí hóa học, sinh học và nguyên tử,” bản tuyên ngôn nói.
Cũng như vậy, các nhà lãnh đạo tôn giáo chống lại “những biện pháp trừng phạt hủy diệt” và những chính sách khác làm nguy hại đến những công dân vô tội, chẳng hạn việc ép buộc đuổi người dân ra khỏi quê hương của họ.
Họ cũng đoạn tuyệt với chủ nghĩa cực đoan.
“Chúng tôi thực sự vô cùng lo lắng vì sự lan tràn của những hệ tư tưởng cực đoan, thường được kích động bởi những bài diễn giải văn bản tôn giáo hời hợt và sai lệch, phủ nhận giá trị vốn có và phẩm giá của mỗi con người, bất kể niềm tin tôn giáo,” bản tuyên ngôn viết. “Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo vào cộng đồng phải ngăn chặn sự lan rộng những ý thức hệ như vậy đang tạo ra những chủ nghĩa bè phái và bạo lực.”
Họ miêu tả chủ nghĩa cực đoan bạo lực và chủ nghĩa khủng bố là “những xuyên tạc niềm tin tôn giáo chính trực.”
“Tội lỗi của những hành động khủng bố không được gán cho mọi thành viên của toàn thể một tôn giáo, một dân tộc, một nền văn hóa, hay nhóm sắc tộc,” họ nói thêm. “Chống lại chủ nghĩa cực đoan bạo lực đòi hỏi phải có sự xác định chắc chắn và sự hợp tác để giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của nó.”
“Chúng tôi kêu gọi tất cả cùng làm việc hướng đến phát triển một văn hóa gặp gỡ, khoan dung, đối thoại, và hòa bình để tôn trọng truyền thống tôn giáo của nhau,” họ nói.
“Phục vụ Thiên Chúa đòi hỏi phải làm việc vì lợi ích cho những tạo vật của Người và những lợi ích chung của toàn nhân loại. Các nhà lãnh đạo tôn giáo phải đưa ra những hướng dẫn đạo đức và lên tiếng nói chống lại sự bất công và bất kỳ điều gì gây nguy hại cho nhân loại,” bản tuyên ngôn viết.
Những Giám mục khác trong phái đoàn Công giáo gồm Đức Giám mục Richard Pates giáo phận Des Moines và Đức Giám mục phó Denis Madden giáo phận Baltimore. Năm thành viên của phái đoàn Iran được dẫn đầu bởi Ayatollah Mahdi Hadavi Moghaddam Tehrani và Ayatollah Abolghasem Alidoost.

[Nguồn:  catholicnewsagency]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 31/08/2016]



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét