Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

Ở Nigeria, những người chăn nuôi Fulani là mối đe dọa kinh hoàng Hồi giáo mới cho người Ki-tô hữu

Ở Nigeria, những người chăn nuôi Fulani là mối đe dọa kinh hoàng Hồi giáo mới cho người Ki-tô hữu


Ở Nigeria, những người chăn nuôi Fulani là mối đe dọa kinh hoàng Hồi giáo mới cho người Ki-tô hữu


Một người chăn nuôi gia súc Fulani ở Cameroon. Credit: Philippe Semanaz via Flickr (CC BY-SA 2.0).
Maria Lozano
Kafanchan, Nigeria, 3 tháng 1, 2017 / 10:46 am (Aid to the Church in Need).- Bạo lực và khủng bố Hồi giáo đã giết trên 12.000 Ki-tô hữu ở Nigeria, phá hủy 2.000 nhà thờ. Boko Haram đã thực hiện những vụ giết người hàng loạt này, nhưng trong năm vừa qua một nguồn khủng bố Hồi giáo mới đã tấn công vào đất nước này với tên gọi Khủng Bố Chăn Nuôi Fulani (FHT).
Chỉ trong ba tháng vừa qua, nhóm này – nguồn gốc lấy từ dân Fulani du mục – đã quét ngang nửa tiểu bang Kaduna, thuộc miền Bắc Nigeria, một giám mục địa phương nói với Hội Bác Ái Công giáo Quốc tế Cứu trợ Giáo hội Thiếu Thốn.
Đức Giám mục Giu-se Bagobiri giáo phận Kafanchan đưa ra con số những vụ tấn công trong địa phận của ngài từ tháng 9 năm 2016: “53 ngôi làng bị thiêu rụi, 808 người bị giết và 57 bị thương, 1422 ngôi nhà và 16 nhà thờ bị tàn phá.” Mặc dù ít được biết đến ở Phương Tây, FHT đang trở thành một mối đe dọa lớn cho người Ki-tô hữu và khá giống với Hồi giáo.
Trong lịch sử, đã có những vụ xung đột lác đác giữa những người chăn nuôi gia súc Fulani và nông dân tranh chấp đất đai, nhưng những người chăn nuôi Fulani, đức giám mục nói, hiện nay đang sử dụng “những loại vũ khí hiện đại mà trước đây họ không có, chẳng hạn AK-47s không rõ nguồn gốc.”
Ngài nói thêm: “Ngoài tình hình xã hội và kinh tế đã đổ dầu cho sự xung đột từ trong quá khứ, chẳng hạn sự phân chia đất đai và thiếu đồng cỏ cho gia súc, chiều kích của vấn đề đã thay đổi. Nhóm Fulani là người Hồi giáo và đất đai họ tấn công chủ yếu thuộc về các nhóm thiểu số là người Ki-tô hữu; bây giờ lòng thù thận tôn giáo đang điều khiển bạo lực.” Sự hung hăng của nhóm Fulani, đức giám mục nói, “đã chuyển sang sự bách hại tôn giáo.”
Vị giám mục nói rằng trong nhiều ngôi làng bị tấn công, đặc biệt những doanh nghiệp nhỏ của người Ki-tô hữu sở hữu cũng như các nhà thờ đã bị phân loại để tàn phá. Ngài nói thêm: “Không thể nói rằng bạo lực nhắm tấn công vào một nhóm sắc tộc cụ thể nào đó, vì người Ki-tô hữu thuộc nhiều nhóm sắc tộc khác nhau.”
Đức giám mục Bagobiri đã thể hiện sự mất tinh thần rằng “sự bách hại người Ki-tô hữu ở Nigeria chẳng được sự quan tâm chú ý đúng mức của quốc tế” như tình trạng của người Kit-tô hữu ở Trung Đông.
Ngay cả chính phủ Nigeria, ngài nói, cũng chẳng chú ý đủ: “những vụ tấn công người Ki-tô hữu vấp phải sự thờ ơ rõ rệt về phía của những người lãnh đạo đất nước – hoặc là cảnh sát không có những loại vũ khí phù hợp để can thiệp, hoặc là họ không được lệnh để thực hiện.”
Đức Giám mục Bagobiri thể hiện lòng tin chắc rằng sự đe dọa khủng bố mới này phản ánh sự phát triển của trào lưu chính thống Hồi giáo ở Nigeria, đặc biệt là sự áp đặt luật Hồi giáo Sharia, hiện đã được đưa vào 12 trong số 36 tiểu bang ở Nigeria, trong đó có Bang Kaduna. Luật hồi giáo Sharia, đức giám mục nói, là nguồn gốc của “sự bất bình đẳng và phân biệt đối xử. Chẳng hạn, các tòa án Hồi giáo thường tha bổng cho những người Hồi giáo phạm tội, như giết người Ki-tô hữu mà người ta tố cáo là báng bổ.”
Bạn có thể tìm hiểu thêm về Nigeria và vấn đề tự do tôn giáo trong báo cáo của ACN về Tự do Tôn giáo Toàn cầu, xuất bản tháng 11 năm 2016.
Maria Lozano viết cho Tổ chức Cứu trợ Giáo hội Thiếu thốn, một tổ chức Bác ái Công giáo quốc tế dưới sự hướng dẫn của Tòa Thánh, cung cấp sự trợ giúp cho Giáo hội đau khổ và bị bách hại ở hơn 140 quốc gia. www.churchinneed.org (Hoa kỳ); www.acnuk.org (Anh); www.aidtochurch.org (Úc); www.acnireland.org (Ireland); www.acn-aed-ca.org (Canada) www.acnmalta.org (Malta)
[Nguồn: catholicnewsagency]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 06/01/2017]



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét