Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2017

Hội nghị thượng đỉnh buôn tạng tại Vatican phát hành thông cáo

Hội nghị thượng đỉnh buôn tạng tại Vatican phát hành thông cáo

Hội nghị thượng đỉnh buôn tạng tại Vatican phát hành thông cáo
Hàn Lâm Viện Giáo hoàng về Khoa học - RV
09/02/2017 10:32
(Vatican Radio) Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Khoa học đã phát hành một thông cáo sau hội nghị thượng đỉnh về Buôn Bán Tạng và Du lịch Ghép Tạng được tổ chức ở Roma tuần này. Trong đó các người tham dự quyết tâm “chiến đấu với những tội ác chống lại nhân loại này qua những nỗ lực toàn diện của tất cả những người có liên quan trên toàn thế giới.”

Dưới đây là thông cáo bằng tiếng Anh
Phù hợp với những Nghị Quyết của Liên Hợp Quốc và Đại Hội đồng Y tế Thế giới, Hội nghị Thượng Đỉnh Vatican 2015 của các thị trưởng các thành phố lớn trên toàn thế giới, tuyên ngôn chung 2014 của các nhà lãnh đạo tôn giáo chống lại nô lệ hiện đại, và Huấn Quyền của Đức Giáo hoàng Phanxico, tháng Sáu 2016, tại Hội Nghị Thượng Đỉnh các Chánh Án về Buôn Người và Tội Phạm Có Tổ Chức, nói rằng buôn bán tạng và buôn người với mục đích lấy tạng là “những tội ác phải được khẳng định là tội ác chống lại nhân loại bởi tất cả các nhà lãnh đạo tôn giáo, chính trị và xã hội, và bởi hệ thống luật pháp quốc gia và quốc tế,” chúng tôi, những tham dự viên đồng ký tên dưới đây của Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng của Hội Nghị Thượng Đỉnh Khoa Học về Buôn Bán Tạng, quyết tâm chiến đấu với những tội ác chống lại nhân loại này qua những nỗ lực toàn diện của tất cả những người liên quan trên toàn thế giới.
Sự nghèo đói, thất nghiệp, và thiếu những cơ hội kinh tế xã hội là những nhân tố chính biến con người trở nên mất khả năng tự bảo vệ trước tình trạng buôn bán tạng và buôn người với mục đích lấy tạng. Những con người nghèo túng bị biến thành nạn nhân theo hệ thống có sắp xếp của nạn buôn nội tạng khi bị dụ dỗ bán những cơ quan nội tạng của họ để tìm kiếm một cuộc sống khá hơn trong sự tuyệt vọng. Tương tự như vậy, những bệnh nhân trong sự tuyệt vọng sẵn sàng trả những khoản tiền lớn để du lịch sang nước ngoài như là những du khách ghép tạng để thay thế một cơ quan nội tạng nhằm có thể giữ được mạng sống của họ - không hề biết tới những hậu quả trước mắt và lâu dài của việc cấy ghép thương mại. Những kẻ buôn bán không có nguyên tắc đạo đức và những nhà chuyên môn về chăm sóc sức khỏe tạo điều kiện khả thi cho việc buôn bán nội tạng, bất chấp phẩm giá của con người. Những quy trình giải phẫu được thực hiện trong những nơi không có thẩm quyền lén lút phục vụ cho những du khách đi ghép tạng. Nhưng việc buôn bán nội tạng cũng có thể xảy ra ở những nơi hợp pháp, trong những trường hợp các cá nhân sẵn sàng bán các bộ phận của họ tự đưa mình tới những trung tâm cấy ghép tạng với tư cách là một người họ hàng hoặc một người bạn có lòng hào hiệp của bệnh nhân. Truyền thông cũng đã góp một phần quan trọng trong sự hiểu biết của công chúng qua việc nhấn mạnh đến sự khốn khổ của những cá nhân bị buôn bán bằng cách đăng tin những điều tra độc lập của họ về những tội ác liên quan đến cấy ghép tạng và những bê bối của các nhà chuyên môn về sức khỏe và những cơ sở không bị kiểm soát.
Một số văn kiện pháp lý quốc tế định nghĩa, tố cáo, và kết án thành tội những hoạt động này, cụ thể là Dự Thảo Liên Hợp Quốc chống Buôn Người, và Hiệp Định Hội Đồng Châu Âu chống Buôn Bán Người, và Hiệp Định Hội Đồng Châu Âu chống Buôn Bán Nội Tạng Người. Chúng tôi ủng hộ những văn kiện này khi khẳng định rằng những nhà chuyên môn cấy ghép trực tiếp tham gia hay tiếp tay cho những tội ác này phải chịu trách nhiệm pháp lý bất kể những vi phạm này xảy ra trong nước hay nước ngoài.
Những văn kiện pháp lý gần đây là mối liên kết quan trọng để làm nổi bật lên chính sách đổi mới để chiến đấu chống lại sự bất bình đẳng xã hội. Buôn người với mục đích lấy nội tạng và buôn bán nội tạng đối nghịch lại với Chương Trình Hành Động 2030 về Phát Triển Bền Vững của Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc như là một vấn đề về nhân quyền và công bằng xã hội vì người nghèo bị bóc lột lấy những cơ quan nội tạng của họ, nhưng lại không nhận được một sự cấy ghép khác nếu họ bị suy cơ quan. Ông Jeffrey Sachs viết “Phát triển bền vững nói rằng chính sách kinh tế đạt kết quả tốt nhất khi nó tập trung cùng lúc vào ba vấn đề lớn: đầu tiên, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và việc làm phù hợp; thứ hai, thúc đẩy tính công bằng xã hội cho phụ nữ, người nghèo, và những nhóm thiểu số; và thứ ba, thúc đẩy tính bền vững của môi trường.” Những quốc gia đang có xung đột và không có sự ổn định trong nước có thể trở thành những nơi của tội ác liên quan đến ghép tạng.
Đã có những bước tiến triển được thực hiện bởi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe song song với Tuyên ngôn Istanbul nhắm cắt tình trạng buôn nội tạng. Tuy nhiên, một số điểm đến của ngành du lịch ghép tạng tồn tại trên khắp thế giới, ở đây pháp chế thích hợp nhằm ngăn chặn những tội ác này và bảo vệ người nghèo và người không có khả năng tự bảo vệ không hề tồn tại hoặc sự thi hành rất yếu ớt. Những việc này vẫn diễn ra vì một số chính phủ không thực hiện trách nhiệm đáp ứng nhu cầu của người dân muốn ghép tạng.
Vì vậy, ý thức được Những Mục tiêu Phát Triển Bền Vững của LHQ, Dự Thảo Palermo của LHQ về Buôn Người, Những Nghị Quyết của Đại Hội Đồng Y Tế Thế Giới (2004  và 2010),  Hiệp Định Hội Đồng Châu Âu chống Buôn Bán Người, và Hiệp Định Hội Đồng Châu Âu chống Buôn Bán Nội Tạng Người, Nghị Quyết Madrid về Hiến và Ghép Tạng, và Tuyên Ngôn Istanbul, và căn cứ trên dữ liệu về buôn bán nội tạng được trình bày tại Hội Nghị Thượng Đỉnh PAS này về Buôn Bán Nội Tạng, chúng tôi đồng ký tên dưới đây tuyên bố cam kết cuộc chiến chống lại những việc làm bất hợp pháp và phi đạo đức này, như một cộng đồng những người có liên quan hoàn thành chỉ thị của Đức Giáo hoàng Phanxico để chống lại nạn buôn người và buôn nội tạng dưới mọi hình thức đáng kết án của chúng.
Những đề nghị dưới đây của Hội Nghị Thượng Đỉnh PAS về Buôn Nội Tạng được gửi đến các chính phủ quốc gia, khu vực và thành phố, các bộ y tế, hệ thống tòa án, các nhà lãnh đạo của các tôn giáo lớn, các tổ chức y tế chuyên nghiệp, và toàn thể người dân để thực hiện trên toàn thế giới:

1.  Tất cả mọi dân tộc và mọi nền văn hóa đều nhìn nhận buôn người vì mục đích lấy nội tạng và buôn bán nội tạng, trong đó có việc sử dụng tạng từ những tù nhân bị hành quyết và những khoản tiền trả cho người hiến tạng hoặc một hình thức gần như vậy là của người hiến tạng qua đời, là những tội ác phải bị kết án trên toàn thế giới và bị khởi tố hợp pháp ở cấp quốc gia và quốc tế
2.   Các nhà lãnh đạo tôn giáo động viên việc hiến tạng phù hợp đạo đức và lên án việc buôn người với mục đích lấy tạng và buôn bán nội tạng.
3.  Các quốc gia phải đưa ra những cách giải quyết để tự đạt đủ việc hiến tạng ở mức độ quốc gia — với sự hợp tác khu vực nếu cần — bằng cách giảm nhu cầu cấy ghép qua những biện pháp ngăn chặn và cải thiện sự tiếp cận với những chương trình ghép quốc gia theo cách phù hợp đạo đức và có kiểm soát.
4.  Các chính phủ xây dựng một khung pháp lý cung cấp một nền tảng rõ ràng để ngăn chặn và truy tố những tội ác liên quan đến ghép tạng, và bảo vệ những nạn nhân, bất kể vị trí nơi những tội ác có thể đã được thực hiện, chẳng hạn bằng cách trở thành một Thành viên trong Hội Đồng Hiệp Ước Châu Âu chống Buôn Tạng.
5.   Các nhà chuyên môn chăm sóc sức khỏe thực hiện việc xét duyệt phù hợp đạo đức và y khoa của những người hiến và người nhận qua đó cân nhắc thật kỹ đến những hậu quả trước mắt và lâu dài.
6.  Các chính phủ thiết lập các cơ quan đăng ký mọi nguồn thu tạng và các ca ghép được thực hiện trong thẩm quyền của họ cũng như mọi ca ghép của công dân và cư dân của đất nước của họ được thực hiện thuộc thẩm quyền của một nước khác, và chia sẻ dữ liệu phù hợp với những ngân hàng dữ liệu quốc tế.
7.   Các chính phủ phát triển một khung pháp lý cho ngành chăm sóc sức khỏe và những nhà chuyên môn khác để trao đổi thông tin về những trường hợp bị tình nghi là tội phạm liên quan đến ghép tạng, trong khi vẫn tôn trọng những công tác chuyên môn của họ đối với bệnh nhân.
8.  Những nhà chức trách có trách nhiệm, cùng với sự hỗ trợ của hệ thống công lý, điều tra những ca ghép bị tình nghi có liên quan đến một tội phạm trong phạm vi thẩm quyền của họ hay liên quan đến công dân hoặc cư dân của họ thuộc thẩm quyền một nơi khác.
9.  Những nhà chức trách có trách nhiệm, những nhà cung cấp bảo hiểm, và những hội từ thiện không chi trả chi phí cho những quy trình ghép có liên quan đến buôn người với mục đích lấy tạng hoặc buôn bán tạng.
10.   Các tổ chức chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp có thực hiện ghép tạng phải thúc đẩy ý thức giữa các thành viên của họ về, và phải đúng với, những văn kiện pháp lý và những hướng dẫn quốc tế chống lại buôn tạng và buôn người với mục đích lấy tạng.
11.  Tổ Chức Y Tế Thế Giới, Hội Đồng Châu Âu, các cơ quan Liên Hợp Quốc, trong đó có Văn Phòng Liên hợp Quốc về Ma Túy và Tội Phạm, và những cơ quan quốc tế khác hợp tác trong việc tìm một bộ thu thập toàn bộ thông tin về những tội ác liên quan đến ghép tạng, để cho thấy một sự hiểu biết rõ hơn về bản chất và phạm vi của chúng và về tổ chức của các mạng lưới tội phạm trong đó.

[Nguồn: radiovaticana]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 10/02/2017]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét