Thứ Năm, 16 tháng 3, 2017

Tòa Thánh kêu gọi tính trách nhiệm phải đi kèm với sự tự do truyền thông

Tòa Thánh kêu gọi tính trách nhiệm phải đi kèm với sự tự do truyền thông

Tòa Thánh kêu gọi tính trách nhiệm phải đi kèm với sự tự do truyền thông
Đức Ông Janusz Urbańczyk đọc diễn văn tại OSCE - RV
10/03/2017 14:51
(Vatican Radio)  Đại diện của Tòa Thánh tại Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Châu Âu (OSCE) hôm thứ Năm nói về sự tự do truyền thông đòi hỏi “trách nhiệm rất lớn.”
Đức ông Janusz S. Urbańczyk nói tại OSCE rằng điều “quan trọng là nhấn mạnh đến vai trò rất lớn của truyền thông phải được đi kèm với trách nhiệm cao. Vì, với mỗi quyền – chẳng hạn sự tự do bày tỏ – đều có những bổn phận phải theo.”
Diễn văn của ngài tiếp sau phần trình bày báo cáo của đại diện OSCE về tự do truyền thông.
Đức ông Urbańczyk trích dẫn diễn văn của Đức Thánh Cha Phanxico trước các nhà báo vào tháng Sáu năm 2016: “Trong cuộc sống không phải mọi việc đều là trắng hoặc đen. Ngay cả trong ngành báo chí, quý vị phải biết cách nhận ra được những bóng mờ của màu xám của những sự việc mà quý vị được yêu cầu tường thuật … Đây là công việc – chúng ta cũng có thể nói rằng sứ mạng, khó khăn và đồng thời cần thiết – của một nhà báo: phải đến càng gần với sự thật của sự việc càng tốt và đừng bao giờ nói hay viết bất cứ điều gì, theo lương tâm, biết là không đúng sự thật.”

Dưới đây là toàn văn diễn văn của Đức ông Urbańczyk:

Thưa ông Chủ tịch,
Cùng với những diễn giả trước, tôi xin cảm ơn Bà Dunja Mijatović về báo cáo mới nhất và rất chi tiết trước Hội Đồng Thường Trực liên quan đến những hoạt động của Văn phòng của Đại diện OSCE về Tự do Truyền thông.
Phái đoàn của tôi đặc biệt chia sẻ sự quan tâm của Đại Diện Tự Do Truyền Thông (RFoM) về sự tự do bày tỏ, tự do truyền thông và tự do thông tin. Đồng thời, Tòa Thánh tin rằng, như Đức Thánh Cha Phanxico nhấn mạnh trong buổi tiếp kiến với Hội đồng các Nhà Báo Quốc Gia Ý ngày 22 tháng Chín năm 2016, rằng, “nhà báo có một vai trò mang tầm quan trọng rất lớn, đồng thời, một vai trò mang tính trách nhiệm rất cao. Về một mặt nào đó quý vị [các nhà báo] viết bản nháp đầu tiên cho lịch sử, xây dựng chương trình hành động của bản tin và cũng là giới thiệu cho mọi người hiểu được các sự kiện.” (1).
Theo đó, điều quan trọng là phải nhấn mạnh rằng vai trò lớn của truyền thông phải được đi đôi với trách nhiệm cao. Vì, với mỗi quyền – chẳng hạn sự tự do bày tỏ – đều có những bổn phận phải theo. Quả thật, những tiêu chuẩn chuyên môn và đạo đức giữa các nhà báo không hạn chế hoặc làm suy yếu ngành truyền thông, nhưng hơn thế làm cho nó có thể thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao, sự phục vụ quan trọng của nó vì sự tốt lành cho mọi người, một số điểm RFoM đã thu hút sự chú ý trong suốt nhiệm kỳ của bà.
Trong buổi họp đã đề cập ở trên với các nhà báo Đức Giáo hoàng làm nổi bật thêm rằng: “Trong cuộc sống không phải mọi việc đều là trắng hoặc đen. Ngay cả trong ngành báo chí, quý vị phải biết cách nhận ra được những bóng mờ của màu xám của những sự việc mà quý vị được yêu cầu tường thuật. Nhiều cuộc tranh luận chính trị, và thậm chí nhiều tình hình xung đột, hiếm khi là kết quả của những động lực trong sáng minh bạch, để mọi người có thể nhận ra nó theo một cách rõ ràng và khẳng định được ai đúng ai sai. Cuối cùng, sự đối đầu và có những lúc là xung đột, xuất phát chính từ sự khó khăn đạt đến được sự tổng hợp từ nhiều vị trí khác nhau. Đây là công việc – chúng ta cũng có thể nói rằng sứ mạng, khó khăn và đồng thời (1) cần thiết – của một nhà báo: phải đến càng gần với sự thật của sự việc càng tốt và đừng bao giờ nói hay viết bất cứ điều gì, theo lương tâm, biết là không đúng sự thật” (2)
Hơn nữa, chạm đến được sứ mạng quan trọng của các nhà báo –  phục vụ như là một khí cụ của sự hòa giải và của sự gặp gỡ –  Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh: “Tôi hy vọng rằng ngành báo chí có thể ngày càng trở nên một khí cụ của sự xây dựng ở khắp nơi, một người xây dựng thiện ích chung, một động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho những tiến trình hòa giải; cầu xin để nó vượt qua được cám dỗ kích động những bất đồng bằng một ngôn ngữ thổi bùng lên ngọn lửa của sự chia rẽ; thay vì vậy cầu xin để nó biết vun đắp cho một văn hóa gặp gỡ.” (3)
Vì đây là bản báo cáo cuối cùng mà Bà Mijatović trình bày trước Hội đồng Thường Trực trong vai trò là Đại Diện về Tự do Truyền thông của OSCE, Tòa Thánh nhân dịp này tỏ lòng tri ân về sự cam kết và những việc đã hoàn thành mà bà đem lại cho OSCE và cho những chính phủ tham gia, không chỉ về sự tự do truyền thông nói chung, nhưng đặc biệt còn cho các nhà báo và sự an toàn của họ. Thay mặt cho phái đoàn của tôi, tôi cũng xin nói lời cảm ơn bà Mijatović, về kiến thức rộng, khả năng chuyên môn và công việc khó khăn đã thể hiện qua bảy năm phục vụ của bà trong Tổ chức này, và tôi xin chúc bà mọi điều tốt đẹp nhất cho những cố gắng trong tương lai của bà.
Thêm nữa, tôi muốn nhân cơ hội này để chuyển đến sự tri ân của Tòa Thánh tới quyền Chủ tịch của nước Áo, vì những nỗ lực liên tục để bảo đảm sự bổ nhiệm cho một Đại diện Tự Do Truyền Thông mới cũng như bày tỏ hy vọng rằng sự bổ nhiệm này có thể diễn ra càng sớm càng tốt, và vị Đại diện trong tương lai sẽ thực hiện sứ mạng quan trọng của Văn phòng sẽ đem lại lợi ích cho tất cả những Chính phủ tham gia.
Xin cảm ơn ông Chủ tịch.

[1] Đức Thánh Cha Phanxico, Diễn văn Hội đồng các Nhà báo Quốc gia, 22 tháng Chín, 2016.
[2] Nt.
[3] Nt.

[Nguồn: radiovaticana]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 11/03/2017]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét