Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2017

Tòa Thánh: ‘Người già xứng đáng được quan tâm đặc biệt’

Tòa Thánh: ‘Người già xứng đáng được quan tâm đặc biệt’

Tòa Thánh: ‘Người già xứng đáng được quan tâm đặc biệt’
Một người già đọc sách ở Ciudad Juarez, Mexico - REUTERS
06/07/2017 09:53
(Vatican Radio)  Tòa Thánh kêu gọi sự quan tâm nhiều hơn đối với những nhu cầu của người già trong sự tôn trọng phẩm giá của họ.
Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, Khâm sứ của Tòa Thánh tại Liên Hợp quốc, đưa ra lời kêu gọi trong một nhóm thảo luận về Tuổi già, với chủ đề “Những phương sách nâng cao sự đóng góp của người cao tuổi cho phát triển xã hội.”
“Việc tập trung nhiều hơn cho sự đóng của người cao tuổi vào sự phát triển phải đi đôi với sự tập trung nhiều hơn nữa đối với nhu cầu của họ,” ngài nói.
Đức Tổng Giám mục Auza nói, “Người già rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự nghèo đói, bệnh tật, khuyết tật, sự cách ly xã hội, bạo lực, bỏ rơi, ngược đãi, và thiếu lương thực phù hợp, nơi ở xứng đáng, chăm sóc sức khỏe có chất lượng, phương tiện thông tin đáng tin cậy, và tình bạn tốt đẹp.”
Xin đọc toàn văn phát biểu ở dưới:
Trình bày của Tổng Giám mục Bernardito Auza, Khâm sứ, Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp quốc, tại Phiên họp thứ Tám của Nhóm Thảo luận mở về Tuổi gái Mục 5): Những phương sách nâng cao sự đóng góp của người cao tuổi cho sự phát triển xã hội
New York, 5-7 tháng Bảy 2017
Thưa ông Chủ tịch,
Tòa Thánh tìm thấy Phiên họp Thứ Tám của Nhóm Thảo luận mở về Tuổi già này là một cơ hội để làm mới lại cam kết của mình trong việc thúc đẩy sự tôn trọng phẩm giá vốn có của người già.
Khi dân số già và đang già phát triển nhanh chóng, cả về con số thực và theo tỷ lệ phần trăm của dân số thế giới, thì sự chú ý đến người già và đang về già trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhu cầu phải có những phương sách cụ thể, thực tế để bảo đảm  rằng nhân phẩm của người già được bảo vệ và nhu cầu của họ được đáp ứng là một ưu tiên khẩn thiết. Như Đức Giáo hoàng Phanxico nhận xét, “Nhờ sự tiến bộ của y khoa, tuổi thọ đã tăng lên: nhưng xã hội lại không ‘mở rộng’ ra cho sự sống! Con số người già đã nhân gấp lên nhiều lần, nhưng các xã hội của chúng ta chưa được tổ chức đủ tốt để tạo chỗ đứng cho họ, với sự tôn trọng xứng đáng và sự quan tâm thực tế đến tình trạng yếu đuối của họ và phẩm giá của họ” (1). Phái đoàn của tôi hy vọng rằng phiên họp này của Nhóm Thảo luận mở về Tuổi già sẽ đẩy mạnh hơn nữa những nỗ lực trong việc thúc đẩy những phương sách hiệu quả hơn cho các nhu cầu của người già và đang về già.
Người già rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự nghèo đói, bệnh tật, khuyết tật, sự cách ly xã hội, bạo lực, bỏ rơi, ngược đãi, và thiếu lương thực phù hợp, nơi ở xứng đáng, chăm sóc sức khỏe có chất lượng, phương tiện thông tin đáng tin cậy, và tình bạn tốt đẹp. Họ cũng thường phải gánh chịu những khó khăn phát sinh từ những thiên tai, những cuộc xung đột vũ trang và khủng hoảng tài chính, sự tiếp cận của họ đến với những dịch vụ cấp cứu bị giới hạn bởi tính lưu động bị giảm bớt và bởi những yếu tố khác liên quan đến tuổi tác. Quả thật, phải có sự chú ý đặc biệt hơn nữa đến sự thật rằng trong số những người già, có nhiều người bị thiếu thốn nhu cầu rất lớn và là những người dễ rơi vào các hố ngăn cách và bị bỏ lại đàng sau.
Thưa ông Chủ tịch,
Phái đoàn của tôi hoan hô chủ đề được chọn cho buổi thảo luận này, “Sự đóng góp tích cực của người già vào sự phát triển.” Rất thường khi chúng ta nhìn thấy người gìa bị loại trừ khỏi sự đóng góp tích cực cho xã hội và phát triển, như Đức Giáo hoàng Phanxico nói, khi sự thông thái của thời gian thực sự trở thành “một kho báu của khôn ngoan cho dân tộc chúng ta” (2). Các chính sách, những cách áp dụng và những thiên kiến có thể đẩy người cao tuổi ra ngoài lề, trong khi họ đã từng là trụ cột của gia đình và của cộng đồng chúng ta. Những nỗ lực của chúng ta tuần này phải nhắm giải quyết điều này, qua việc đóng góp tích cực của người cao tuổi cho sự phát triển và cho đời sống của các cộng đồng của chúng ta, chúng ta có thể vượt qua được điều mà Đức Giáo hoàng Phanxico phê phán là “những thiếu sót của một xã hội được lập trình để đạt hiệu quả, nhưng cuối cùng lại bỏ qua người già” (3). Vì vậy nó là một mệnh lệnh buộc chúng ta phải làm việc để đưa ra những chính sách và cách áp dụng nhằm thăng tiến sự đóng góp có tính chính trị tích cực của người già, sự tham dự của họ vào việc đưa ra quyết định, vai trò của họ tiếp tục là những người cộng tác cho nền kinh tế, sự đóng góp lâu dài của họ vào thị trường lao động, khả năng được hưởng chế độ hưu an toàn khỏe mạnh ở độ tuổi thích hợp, cũng như sự tiếp cận với những huấn luyện liên tục và học vấn suốt đời.
Thưa ông Chủ tích,
Việc tập trung nhiều hơn cho sự đóng của người cao tuổi vào sự phát triển phải đi đôi với sự tập trung nhiều hơn nữa đối với nhu cầu của họ. Người già phải sống trong bệnh tật, yếu đuối, khuyết tật, bị cách ly, hay giảm bớt khả năng nhận thức không thể đứng ở vị trí đóng góp cho sự phát triển, tuy nhiên họ đang trong thời gian thiếu thốn nhất. Đức Giáo hoàng Phanxico sợ rằng những người yếu đuối nhất trong những người già sẽ bị “loại bỏ” bởi một thái độ cho rằng, “họ không được cần đến, và những gì không còn dùng được nữa thì phải bị loại bỏ. Những gì không giúp ích nữa thì bỏ đi” (4).
Chúng ta thảo luận vấn đề này trong khi tình trạng người già bị bỏ rơi và bị ngược đãi, thiếu những nguồn tài chính đủ cho việc chăm sóc họ, thiếu sự đoàn kết liên thế hệ, và ngày càng có nhiều người chấp nhận cái chết êm ái và những biện pháp khác nhắm đến “khách hàng của các dịch vụ” nhưng không còn đóng góp được cho thế hệ giàu có.
Cảm ơn ông Chủ tịch.
(1) Đức Giáo hoàng Phanxico, Tiếp kiến chung, 4 tháng Ba 2015.
(2) Đức Giáo hoàng Phanxico, Tiếp kiến chung, 4 tháng Ba 2015.
(3) Đức Giáo hoàng Phanxico, Tiếp kiến chung, 4 tháng Ba 2015.
(4) Đức Giáo hoàng Phanxico, Diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxico trước Cộng đoàn Sant’Egidio, 15 tháng Sáu 2014.
[Nguồn: radiovaticana]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 06/07/2017]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét