Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2017

Nhà thờ Giáng sinh, nơi sinh của Chúa Giê-su

Nhà thờ Giáng sinh, nơi sinh của Chúa Giê-su

20 tháng Mười Hai, 2017
Nhà thờ Giáng sinh, nơi sinh của Chúa Giê-su
K Boonnitrod | Shutterstock

Vương cung Thánh đường được xây dựng trên hang Bê-lem nơi Đức Ki-tô đã hạ sinh.

Một chuyến đến thăm Đất Thánh sẽ không trọn vẹn nếu chưa dừng chân tại một trong những khu vực thiêng liêng nhất của Ki-tô giáo – Nhà thờ Giáng sinh ở Bê-lem. Được chính thức khởi công năm 327 bởi Constantine, Hoàng đế Roma Ki-tô hữu đầu tiên, và thân mẫu của hoàng đế là Helena, nhà thờ được xây dựng bên trên hang, được gọi là Grotto, nơi Mẹ Maria Đồng trinh sinh Chúa Giê-su.
Nhà thờ Giáng sinh, nơi sinh của Chúa Giê-su
Dan | CC BY-SA 2.0
Tính xác thực của khu vực này dựa trên bài viết của nhà biện giáo Ki-tô, Justin Martyr (100-165), trong đó ông ghi rằng Gia đình Thánh đã tìm nơi trú ngụ trong một hang ngoài thành Bê-lem:

Nhưng khi Hài nhi được sinh ra ở Bê-lem, vì Giu-se không thể tìm được một phòng trọ trong làng, ngài đã tìm đến nơi trú ngụ trong một hang đá cạnh làng; và khi hai người ở đó Maria đã sinh Đức Ki-tô và đặt Người trong một máng cỏ, và tại đây các Nhà Thông thái từ Ả-rập đã tìm thấy Người. (Chương LXXVIII).

Ngoài ra, nhà triết gia Hy lạp (185 – c. 254) viết:

Ở Bê-lem hang đá cho biết nơi Người đã hạ sinh, và máng cỏ trong hang là nơi Người được quấn trong khăn tã. Và có tin loan trong những nơi đó, và giữa những người ngoại giáo, rằng Giê-su đã được sinh ra trong hang này, Đấng được người Ki-tô hữu tôn thờ và sùng bái. (Contra Celsum, quyển I, chương LI).
Nhà thờ Giáng sinh, nơi sinh của Chúa Giê-su
Public Domain
Là ngôi nhà thờ hoàn chỉnh lâu đời nhất và liên tục hoạt động trên thế giới, vương cung thánh đường đã vượt qua những thế kỷ của chiến tranh, nổi loạn, và sửa chữa. Ngôi nhà thờ nguyên thủy được Hoàng đế Constantine xây dựng năm 330 đã bị phá hủy, có thể trong suốt thời kỳ nổi loạn của người Samaritan năm 529. Hoàng đế Justinian của Đế quốc Byzantine xây dựng lại nhà thờ lớn hơn còn tồn tại đến ngày nay. Khi lính Ba-tư xâm lược Bê-lem năm 614 với ý đồ phá hủy toàn bộ các nhà thờ ở đây, người ta nói rằng quân lính đã để lại Nhà thờ Giáng sinh nguyên vẹn khi chúng nhìn thấy một bức tranh ghép mô tả các nhà Thông thái trong trang phục người Ba-tư.

Trong thời chiếm đóng của Hồi giáo Ả-rập năm 638, người Ki-tô hữu và Hồi giáo cùng chung sống hòa bình dưới triều đại của Quốc vương Caliph Omar. Khi chiếm đóng Bê-lem, quốc vương tiến vào cầu nguyện trong hậu đường phía nam của nhà thờ. Từ đó trở đi, nhà thờ trở thành nơi cầu nguyện cho cả người Ki-tô giáo và Hồi giáo.
Nhà thờ Giáng sinh, nơi sinh của Chúa Giê-su
Courtesy of Bethlehem.custodia.org
Tuy nhiên, dưới thời cai trị của các quốc vương Hồi giáo, người Ki-tô hữu đối mặt với sự bách hại và nhiều địa điểm Đất Thánh bị tàn phá. Nhà thờ Giáng sinh lại một lần nữa được bỏ qua, có thể vì nó là nơi sinh của Đức Ki-tô, Đấng mà người Hồi giáo xem là một tiên tri quan trọng, và cũng vì có một đền thờ của họ ở trong nhà thờ này.
Nhà thờ Giáng sinh, nơi sinh của Chúa Giê-su
Young Shanahan | CC BY 2.0
Điểm nổi bật của chuyến tham quan nhà thờ là đến thăm Hang Giáng sinh. Khách hành hương xếp hàng dài để chạm vào một ngôi sao có khắc dòng chữ “Hic de Virgine Maria Iesus Christus natus est” đánh dấu nơi Đức Giê-su hạ sinh.
Nhà thờ Giáng sinh, nơi sinh của Chúa Giê-su
Flashpacker Travelguide | CC BY-SA 2.0
Được quản lý chung bởi Công giáo Roma, Chính thống giáo Hy lạp, các giáo hội chính thống Tông tòa Armenia và Syria, năm 2012 Nhà thờ Giáng sinh được UNESCO công bố là Khu Di sản Thế giới bị xuống cấp trầm trọng, và đang trong tiến trình được sửa chữa toàn diện từ năm 2013.
Nhà thờ Giáng sinh, nơi sinh của Chúa Giê-su
Dennis Jarvis | CC BY-SA 2.0
Trong thời gian phục chế, các công nhân phát hiện một bức tranh ghép mô tả một thiên thần 1.700 tuổi nằm ẩn sau lớp vữa tô. Trong khi công trình phục hồi được dự định hoàn tất đến năm 2020, thì khách hành hương vẫn tiếp tục đến thăm thánh địa này.
[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 21/12/2017]



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét