Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

DIỄN ĐÀN: Thánh Bổn mạng của Ngày Giới trẻ Thế giới 2016 ở Krakow

DIỄN ĐÀN: Thánh Bổn mạng của Ngày Giới trẻ Thế giới 2016 ở Krakow

Cha Thomas Rosica suy tư về Thánh Gioan Phaolo II và Thánh Faustina Kowalsk
18 tháng 7, 2016
TR John Paul II Farewell Airport WYD 2002 July 29, 2002
Cha Rosica với Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II tại buổi bế mạc WYD Toronto
Thánh Gioan Phaolo II: Người sáng lập và Kiến trúc sư của Ngày Giới trẻ Thế giới
Tại lễ phong thánh cho Đức Giáo hoàng Gioan XXIII và Gioan Phaolo II, Đức thánh Cha Phanxico nói về vị giáo hoàng sau này bằng những lời như sau: “Bằng sự phục vụ của riêng ngài cho Dân Chúa, Đức Gioan Phaolo II là vị giáo hoàng của mọi gia đình. Chúng ta hiện đang trong tiến trình đồng hành với các gia đình tiến về Hội nghị về Gia đình. Đó là một hành trình mà, từ nơi ngài đang ở trên thiên đàng, Thánh Gioan Phaolo II đang dẫn dắt và bảo vệ.” Karol Wojtyla, được ghi dấu ngay từ tuổi nhỏ bằng sự đau khổ và mất mát trong gia đình của ngài, lớn lên làm linh mục, Giám mục Krakow, rồi Giám mục Roma, một vị anh hùng và vị thánh cho các thời đại. Trong suốt triều đại phục vụ của ngài, ngài đã dạy cho thế giới biết về phẩm giá, cái đẹp và sự thánh thiên của đời sống hôn nhân và gia đình.
Tạ ơn thánh Gioan Phaolo II
Tạ ơn thánh Gioan Phaolo II là một sản phẩm truyền hình của Salt + Light tôn vinh một con người làm rung động trái tim của hàng triệu người. Gioan Phaolo sẽ mãi mãi được nhớ đến vì những nỗ lực can đảm xây dựng những chiếc cầu nối giữa các dân tộc và tôn giáo trên toàn thế giới, và sẽ luôn chiếm một vị trí đặc biệt trong trái tim giới trẻ. Xin xem thêm chương trình tại www.saltandlighttv.org
Thánh Faustina Kowalska,
Thánh Bổn mạnh của Ngày Giới trẻ Thế giới 2016 ở Krakow
Sự quan tâm đặc biệt của Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đến Lòng Chúa thương xót quay ngược lại những ngày lúc ngài còn trẻ ở Krakow, lúc Karol Wojtyla là một nhân chứng trước quá nhiều tội ác và đau khổ trong cuộc Đại Chiến thứ II tại nước Balan bị chiếm đóng. Ngài đã chứng kiến tận mắt những lần truy quét và rất nhiều người bị đưa đến các trại tập trung và lao động nô lệ. Tại thị trấn Wadowice quê của ngài, ngài có nhiều người bạn Do thái về sau bị giết chết trong Hồ-lô-cốt (Holocaust). Trong suốt thời gian kinh hoàng và sợ hãi đó, Karol Wojtyla quyết định gia nhập chủng viện bí mật của Hồng Y Sapieha ở Krakow. Ngài trải nghiệm nhu cầu lòng thương xót của Chúa và nhu cầu của nhân loại phải biết thương xót nhau. Trong thời gian trong chủng viện, ngài gặp một chủng sinh khác, Andrew Deskur (về sau trở thành Hồng y), bạn chủng sinh giới thiệu Karol đến với thông điệp Lòng Chúa thương xót, như được tiết lộ với nữ tu Ba lan, Thánh Maria Faustina Kowalska, qua đời ở tuổi 33 năm 1938.
Đức Giáo hoàng của Lòng Chúa Thương xót
Ngay lúc bắt đầu triều đại của ngài năm 1981, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II viết một thông điệp toàn phần dâng hiến Lòng Chúa Thương xót – “Dives in Misericordia” (Thiên Chúa giàu Lòng thương xót) làm sáng tỏ rằng trọng tâm của sứ vụ của Chúa Giê-su Ki-tô là mặc khải tình yêu thương xót của Chúa Cha. Năm 1993 khi Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II tôn phong chân phước Nữ tu Faustina Kowalska, ngài đã trình bày trong bài giảng trong thánh lễ phong chân phước: “Sứ vụ của chị tiếp tục và đang trổ sinh hoa trái sum suê. Thật quá phi thường khi thấy lòng sùng kính Chúa Giê-su hay thương xót của chị đang lan rộng trong thế giới hiện tại của chúng ta, và đang chiếm được quá nhiều tâm hồn con người!”
Bốn năm sau năm 1997, Đức thánh Cha đến viếng thăm mộ của Chân Phước Faustina ở Lagiewniki, Ba lan, và đã giảng những lời đầy quyền uy: “Không điều gì cần thiết hơn cho con người bằng Lòng Chúa Thương Xót … Từ đây đã dẫn đến thông điệp Lòng thương xót mà chính Đức Ki-tô chuyển đến cho thế hệ chúng ta qua Chân phước Faustina.”
Trong Năm thánh 2000, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đã tôn phong hiển thánh Nữ tu Faustina – và thánh nữ là vị thánh đầu tiên được tôn phong của thiên niên kỷ – và thiết lập “Ngày Chúa nhật Lòng Chúa thương xót” làm chủ đề đặc biệt cho ngày Chúa nhật thứ hai Phục sinh cho Giáo hội Toàn cầu. Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đã nói những lời sau đây trong bài giảng: “Chúa Giê-su đã cho các Tông đồ xem bàn tay và cạnh sườn của Người. Người chỉ cho xem, đó là những vết thương của cuộc Thương khó, đặc biệt vết thương trong Tim của Người, từ đó tuôn chảy suối nguồn lòng thương xót đổ xuống trên nhân loại.”
Một năm sau, trong bài giảng Chúa nhật Lòng thương xót năm 2001, Đức Giáo hoàng đã gọi thông điệp Lòng thương xót được trao phó cho thánh Faustina là: “Câu trả lời sắc bén và phù hợp nhất mà Thiên Chúa muốn đáp trả lại trước những câu hỏi và mong chờ của nhân loại trong thời đại ngày nay, được ghi dấu bằng những thảm kịch kinh hoàng … Lòng Chúa Thương xót! Đây là ân sủng Phục sinh mà Giáo hội đón nhận từ Đức Ki-tô sống lại và chuyển đến toàn nhân loại trong ánh bình minh của ngàn năm thứ ba.”
Một lần nữa ở Lagiewniki, Ba lan năm 2002, tại lễ cung hiến Đền thờ mới Lòng Chúa Thương xót, Đức Giáo hoàng đã thánh hiến toàn thế giới cho Lòng Chúa thương xót, ngài nói rằng: “Cha làm việc này với lòng khát khao cháy bỏng rằng thông điệp của tình yêu thương xót của Thiên Chúa, được công bố ở đây qua Thánh Faustina, có thể được loan truyền đến mọi dân tộc trên thế giới, và làm tâm hồn họ ngập tràn niềm hy vọng.”
Trong bài giảng huấn đọc Kinh Truyền tin ngày 23 tháng 4 năm 2006, Đức nguyên Giáo hoàng Benedict XVI nói: “Sự huyền nhiệm của tình yêu thương xót của Thiên Chúa là trung tâm điểm của triều đại của vị tiền nhiệm đáng kính của cha.” Và bây giờ Đấng Quan phòng mong muốn rằng năm nay, trong ngày Chúa nhật Lòng Chúa Thương xót, 3 năm sau khi ngài được tôn phong chân phước trong cùng ngày lễ, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II, vị tông đồ vĩ đại và là đại sứ của Lòng Chúa Thương xót, sẽ được tôn phong hiển thánh.
Lòng thương xót là dấu chỉ của chúng ta
Chúng ta phải tự hỏi mình: có gì mới về thông điệp Lòng Chúa Thương xót này? Tại sao Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II lại quá nhấn mạnh vào khía cạnh tình yêu của Thiên Chúa trong thời đại của chúng ta? Đây không phải cùng một lòng sùng kính như Thánh Tâm Chúa Giê-su sao? Lòng thương xót là một nhân đức quan trọng của người Ki-tô hữu, khác rất nhiều với công lý và trừng phạt. Khi nhận ra được nỗi đau thực sự của vết thương và lý do chính đáng để bào chữa cho sự trừng phạt, lòng thương xót tiếp cận qua việc bù đắp cho vết thương. Lòng thương xót cố gắng thay đổi hoàn toàn tình trạng linh hồn của hối nhân để chống lại tình trạng phạm tội, qua cách thể hiện tình yêu và vẻ đẹp thực sự của con người. Nếu bắt buộc phải có hình thức phạt, thì đó là cách để cứu rỗi, không phải để trả thù hay trừng phạt. Đây là một điều rất khó hiểu trong thời đại chúng ta và là một thông điệp rất phức tạp … nhưng đó là cách duy nhất  để tiến bước và nên muối men cho thế giới hôm nay; nếu chúng ta thực sự mong ước trở thành muối vá ánh sáng trong một nền văn hóa đã đánh mất hương vị của Tin mừng và ánh sáng của Đức Ki-tô.
Nơi đâu bị lòng hận thù và cơn khát trả thù chế ngự, nơi đâu có chiến tranh mang đến sự đau khổ và chết chóc cho những người vô tội, sự ngược đãi đã phá hủy vô vàn cuộc sống vô tội, thì ân sủng của lòng thương xót rất cần thiết để làm lắng dịu tâm trí và trái tim con người và mang đến sự chữa lành và hòa bình. Bất cứ nơi đâu vắng bóng lòng tôn trọng sự sống con người và nhân phẩm, thì nơi đó cần có tình yêu thương xót của Thiên Chúa, trong ánh sáng của Người chúng ta nhìn thấy được giá trị tột đỉnh của mỗi con người. Lòng thương xót cần có để bảo đảm rằng mọi sự bất công trên thế giới sẽ phải đi đến hồi kết. Thông điệp Lòng thương xót là Thiên Chúa yêu chúng ta – tất cả mọi người – bất kể tội lỗi chúng ta có lớn đến đâu. Lòng thương xót của Chúa lớn hơn tội lỗi của chúng ta, để chúng ta sẽ kêu cầu đến Người với lòng tín thác, đón nhận lòng thương xót của Người, và để nó tuôn chảy qua chúng ta đến với những người khác. Đặc biệt, lòng thương xót có nghĩa là thấu hiểu sự yếu đuối, và khả năng tha thứ.
Tông đồ của Lòng Chúa Thương xót
Trong suốt sứ vụ linh mục và Giám mục của ngài, và đặc biệt suốt triều đại Giáo hoàng, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đã rao giảng lòng Chúa thương xót, viết về  Lòng Chúa Thương xót, và hầu hết chúng ta đều sống với lòng thương xót. Ngài đã tha thứ cho kẻ đã dự định giết ngài tại quảng trường Thánh Phê-rô. Vị Giáo hoàng, người đã chứng kiến những chia rẽ giữa các Ki-tô hữu và những sự tàn bạo chống lại dân tộc Do thái khi ngài trưởng thành, đã cố làm mọi việc trong quyền hạn của ngài để chữa lành các vết thương do những xung đột lịch sử gây ra giữa Giáo hội Công giáo và những Giáo hội Ki-tô khác, và đặc biệt với dân tộc Do thái.
Tôi không thể nào quên được những lời nói đầy xúc động của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II tại lễ bế mạc Ngày Giới trẻ Thế giới ở Công viên Downsview tại Toronto ngày 28 tháng 7 năm 2002. Những lời này lôi kéo chúng ta tập trung vào sự quan trọng và cần thiết của lòng thương xót trong Giáo hội hôm nay.
“… Trong những thời khắc khó khăn của đời sống Giáo hội, nghị lực nên thánh trở nên cấp thiết hơn nhiều. Và nên thánh không phải là vấn đề của tuổi tác; nó là vấn đề sống trong Chúa Thánh Thần ...”
“… Đừng để niềm hy vọng đó chết đi! Hãy thắt chặt cuộc sống chúng ta vào nó! Chúng ta không phải là bài toán của những sự yếu đuối và vấp ngã của chúng ta; chúng ta là bài toán của tình yêu của Chúa Cha dành cho chúng ta và khả năng thực sự của chúng ta trở nên hình ảnh của Con của Người.”
Chúng ta hãy cầu nguyện với niềm hân hoan và tạ ơn.




[Nguồn: https://zenit.org]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 19/07/2016]



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét