Ghi chép đầy đủ phỏng vấn của Đức Hồng y Dziwisz với EWTN
(Gồm 5 phần - Phần 3)
EDWARD PENTIN
27/07/2016
– YouTube
Đức Hồng y Stanislaw Dziwisz. Vị Tổng giám mục Krakow và là thư ký riêng phục vụ rất lâu cho Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II, ngài không chỉ chia sẻ những hy vọng và kỳ vọng về Ngày Giới trẻ Thế giới, nhưng cũng bình luận về những chủ điểm quan trọng khác trong đó gồm Di sản của Đức Gioan Phaolo II cho thế giới, Bí mật thứ Ba của Fatima việc dâng hiến nước Nga, tình bạn của ngài với Đức Joseph Ratzinger, và lòng yêu thương giới trẻ của Đức Gioan Phaolo, tương lai của Giáo hội và xã hội.
***
Và về một mặt nào đó đó phản ánh được những tình bạn, mà ngài duy trì ...
Về sau ngài đánh giá rất cao Đức Hồng y Ratzinger, người mà ngài muốn có ở bên cạnh ngay từ lúc bắt đầu triều đại của ngài … Ngài biết rất rõ, ngay từ ban đầu, rằng Hồng y Ratzinger là rất cần thiết để làm sáng tỏ những vấn đề về thần học, đặc biệt là những điểm dễ gây tranh cãi và chưa rõ ràng. Ngài đã rất thán phục Hồng y vì khả năng uyên bác rất lớn, nền tảng học vấn, những khả năng và kỹ năng đối thoại của Đức Hồng y. Ban đầu Hồng y trả lời: “Con đã bắt đầu một vài thứ ở Munich." Tuy nhiên, một thời gian sau Đức thánh Cha quay lại Hồng y với lời yêu cầu của ngài. Cuối cùng thì Đức Hồng y quyết định về Roma. Đó là lý do sự hợp tác gần gũi được bắt đầu. Cả hai vị là một đội, được liên kết bằng sự tin tưởng lẫn nhau trong sự cống hiến cho công việc. Hai vị rất tôn trọng nhau, cho nên anh có thể chắc chắn gọi những gì hai vị có được là một sự thông hiểu lẫn nhau và một tình bạn.
Và đó là một mẫu gương cho các dân tộc, các nhân vật đặc biệt ở Châu Âu, có thể làm việc với nhau.
Hai vị không bao giờ có những nhận xét tiêu cực … luôn luôn là tích cực. Ngài Gioan Phaolo II là một người rất cởi mở … Ngài nhìn thấy mọi việc … ngài không đóng cửa lòng; ngài không khép mình lại. Tôi nghĩ đây là lý do tại sao ngài làm việc rất gần với hội đồng Giám mục Ba lan về lá thư viết gửi hội đồng Giám mục Đức. Và những từ ngữ quan trọng sau đây có trong lá thư: "Chúng tôi tha thứ và chúng tôi tìm kiếm lòng tha thứ.” Những lời này và lá thư này trở thành một mẫu điển hình cho giải pháp của các vấn đề khó khăn, chẳng hạn vùng Balkan. Đức Thánh Cha đã nhắc chúng ta nhớ đến lá thư gửi các Giám mục Đức khi chiến tranh nổ ra ở vùng Balkan … Tôi nghĩ thậm chí hôm nay, các giám mục đoàn vẫn giữ liên lạc với nhau, trong đó có giám mục Ba lan liên lạc với khu đại thượng phụ Moscow, hay với các tòa ở Ukraine. Đó là những lời tiên tri.
Và vẫn còn phù hợp cho đến bây giờ ….
Vẫn còn phù hợp cho đến bây giờ. Theo con đường Ki-tô giáo để giải quyết những vấn đề khó khăn. Nhưng điều đó không có nghĩa chúng ta không ghi nhớ. Bạn tha thứ, nhưng bạn phải nhớ, để bạn không lặp lại những sai lầm đã mắc phải, để bạn tránh được những sai lầm. Vì có những sai lầm, nhưng nếu cứ nhìn vào những sai lầm này sẽ làm bạn trì trệ lại. Bạn phải tha thứ và tiến bước.
Con muốn quay lại với Đức Gioan Phaolo II, là một con người, một người Ba lan vĩ đại, một giáo hoàng vĩ đại, nhưng cũng là một vị thánh vĩ đại.
Một người Châu Âu vĩ đại ...
Bằng cách nào mà sự thánh thiện của Con người Châu Âu này được chú ý?
Người ta hỏi tôi là tôi nhìn thấy sự thánh thiện của ngài ở điểm nào. À, chúng ta biết rằng ngài là một người rất có tài – một nhà văn, một nhà thơ, một diễn giả, một diễn viên, nhưng trên tất cả là một người cầu nguyện vĩ đại. Ngài đã khám phá ra tầm quan trọng của sự cầu nguyện khi còn là một cậu bé ở Wadowice. Sự quan trọng của lời cầu nguyện cho mọi người và cho chính ngài. Ngài đã tổ chức cuộc sống theo một cách có nhiều liên hệ đến Thiên Chúa; để chính cuộc sống của ngài trở nên một lời nguyện dâng lên Thiên Chúa. Ngài không phân chia thời gian giữa công việc, thể thao và cầu nguyện. Mọi việc ngài làm đều phục vụ thánh ý của Thiên Chúa, theo một cách nào đó. Ngài tổ chức những buổi triều yết, ngài tổ chức những buổi họp khác nhau, nhưng những người thân cận với ngài biết rằng ngài thậm chí cầu nguyện cả trong những lúc đó. Với giới trẻ ngài luôn nói rằng: “Với những ai cầu nguyện, học sẽ nhìn thấy mọi việc theo cách khác, với họ, cuộc sống chính nó sẽ tự sắp xếp theo một cách hoàn toàn mới.” Một trong các vị hồng y trong ban nhân viên có lần nói với tôi rằng ngài đưa cho Đức Giáo hoàng một tình huống khó khăn và nói với người: “Chà, con không tìm ra được giải pháp.” Đức Giáo hoàng trả lời: “Cha cũng chẳng tìm ra được giải pháp nào, vì chúng ta chưa cầu nguyện đủ … Thôi chúng ta đưa vấn đề này lên cho Chúa; rồi giải pháp sẽ có theo một hướng nào đó, vấn đề sẽ luôn luôn tự có cách giải quyết qua lời cầu nguyện.” Tôi có lần nghe trực tiếp từ chính Đức Giáo hoàng: “Điều quan trọng nhất là đôi tay này giơ lên trước Thiên Chúa. Đừng cầu xin những điều gì khác; hãy cầu nguyện cho Giáo hội, cầu nguyện cho thế giới.” Giáo hoàng – Cầu nguyện. Đó chính là tên anh có thể đặt cho ngài, “Đức Giáo hoàng là một người cầu nguyện.” Nhưng không phải chỉ khi ngài trở thành giám mục, hồng y, hay giáo hoàng — điều đó đã theo ngài từ khi còn bé. Thân phụ của ngài giữ một vai trò rất lớn trong thói quen này. Ông dạy ngài lời kinh cầu Chúa Thánh Thần, và lời kinh theo ngài suốt cuộc đời. Thậm chí trong ngày Thứ Bảy cuối cùng, vào ngày ngài ra đi, ngài đã đọc kinh này dâng lên Chúa Thánh Thần … Ngài giữ lòng sùng kính rất lớn cho Chúa Thánh Thần và dĩ nhiên, với Mẹ Maria … tràng chuỗi Mân côi … những bí mật thêm … nhưng với ngài đó luôn luôn là một lời kinh theo Ki-tô học, suy tư về công trình cứu chuộc với Mẹ Thiên Chúa.
“Totus Tuus” (Tất cả cho Mẹ) – Tất cả của người ...
Totus: với Mẹ, nhưng luôn luôn hướng về Đức Giê-su Ki-tô … Maria và Ki-tô. Tôi nhớ rất rõ, khi các hồng y, giám mục, các linh mục và giáo dân tham dự các Thánh lễ riêng — trong Lâu đài Tông truyền hay trong Castel Gandolfo — đây là những khía cạnh kết nối: linh ảnh Đức Bà Đen Madonna của Częstochowa của chúng ta, Đức Gioan Phaolo II cầu nguyện vô cùng tập trung, vì Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Đặc biệt Đức Bà Đen Madonna của Częstochowa đã đồng hành với chúng tôi đến rất nhiều nơi, cũng như những khía cạnh rất đặc biệt của Thánh Thể.
Ngài duy trì giờ thờ lạy hàng ngày kể cả Thứ Năm, giờ thánh. Khi còn là thư ký, có lần ngài nói: “Các tông đồ đã ngủ trong vườn nho. Chúng ta phải bù lại giờ đó; chúng ta phải thêm vào cho đủ.” Theo nghĩa đó, ngài khuyến khích chúng ta phải bù lại thời gian các Tông đồ ngủ quên, để bù lại cho Chúa Giê-su Ki-tô Thánh thể cũng như tôn kính thánh giá. Mỗi Thứ Sáu ngài cầu nguyện chặng đàng Thánh giá, và trong mùa Chay còn thường xuyên hơn. Như vậy bạn có thể thấy, ngài không nghiêng về một bên nào. Có Chúa Thánh Thần, Mẹ Thiên Chúa, tôn kính Thánh Thể, và tôn kính sự thương khó của Thiên Chúa.
Điều đó thậm chí còn được thể hiện nhiều hơn theo một cách rất đặc biệt trong Chặng đàng Thánh giá vào cuối đời của ngài ...
... vào ngày Thứ sáu Tuần Thánh
Vào ngày Thứ Sáu Tuần thánh cuối cùng của ngài, chúng ta biết hình ảnh của ngài ôm thánh giá trong đôi tay, vì ngài đã quá yếu không thể đến hý trường Colosseum. Ngài không thể là được nữa. Ngài không thể. Ngay cả lúc đó, đã có Đức Hồng y Ratzinger. Đó là Chặng đàng Thánh Giá của ngài, do chính tay ngài viết.
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II là con người của cộng đồng. Cha có thể nói thêm về khía cạnh cộng đồng trong đời sống của ngài, thưa Đức Hồng y?
Ngài yêu mọi người, Thiên Chúa và mọi người, và ngài luôn nhìn thấy những điểm tích cực trong mỗi người. Tôi nghĩ đó là do thần học của ngài – hình ảnh của Thiên Chúa trong con người, sự trân trọng đối với mỗi người. Tuy nhiên, ngài vẫn duy trì, như anh đã chỉ ra, môi trường riêng tư mà ngài cảm thấy an tâm. Ngài đã đưa rất nhiều vào môi trường này nhưng cũng đạt được nhiều điều từ nó, ngài có được sự hài lòng rất nhiều từ nó. Ngài luôn trung thành với tình bạn. Ngài giữ sự trung thành với các đồng nghiệp ở Sân vận động Wadowice. Cho đến lúc ngài qua đời, ngài có những đồng nghiệp sống tại Roma ở đây. Một trong số đó là ông Kluger. Họ biết nhau từ hồi còn ở trường tiểu học. Ngài nhìn thấy một người Do thái ở Wadowice. Họ trở nên bạn bè thân thiết. Ông ta đến thăm Đức giáo hoàng, ông ta dùng bữa với ngài. Thỉnh thoảng ông ta thậm chí tham dự thánh lễ, nhưng ông ta không bao giờ vào nhà nguyện. Ông ta luôn luôn đứng ở cửa, nhưng tôi vẫn nghĩ rằng ông ta cầu nguyện với Thiên Chúa. Một con người dễ thương. Tôi nghĩ điều quan trọng là chú ý đến sự trung thành trong tình bạn của Đức Giáo hoàng không lệ thuộc vào hoàn cảnh. Bất kể ngài là giám mục, là hồng y, hay là giáo hoàng … ngài vẫn luôn trung thành. Điều đó làm cho ngài trở nên sự tin cậy rất lớn. Ngài không bao giờ làm ai phiền lòng ...
Thế còn việc Đức Gioan Phaolo II có một đam mê rất lớn với văn hóa? Ví dụ, có một buổi họp rất nổi tiếng ở Lâu đài Castel Gandolfo, một hội nghị chuyên đề mỗi mùa hè trong đó ngài mời những người như Giáo sư [Robert] Spaemann và những người khác. Những buổi họp đó có ý nghĩa gì?
Ngài rất chú trọng đến vấn đề này. Về một mặt, ngài nói rằng những cuộc họp như vầy rất quan trọng đối với ngài, vì chúng giúp ngài nắm thông tin về những sự phát triển của thần học và khoa học. Về mặt khác, ngài muốn kéo những người này lại gần với Giáo hội hơn. Tôi cũng có thể nhấn mạnh rằng triều đại của Đức Gioan Phaolo II đã đem thế giới của Giáo hội lại gần với thế giới khoa học hơn. Đồng thời nó cũng đưa các học giả lại gần với Giáo hội hơn. Fides et Ratio (Đức tin và Lý trí), mọi việc được giải quyết một cách thực tiễn tại Castel Gandolfo. Những con người này mở lòng ra với ngài không chỉ về các vấn đề khoa học, nhưng còn liên quan đến những vấn đề riêng tư của họ. Họ nói chuyện về nó. Việc này đưa người ta lại gần với Đức Giáo hoàng hơn theo một cách rất giản dị và nhân văn. Dĩ nhiên, Đức Giáo hoàng đã dùng những ảnh hưởng đó. Hàng năm những nhóm này thay phiên nhau, và ngài rất trân trọng những buổi họp này. Ngài muốn có mặt trong mọi chủ đề và ngài đã làm như vậy.
(Xin quý vị đọc tiếp phần 4 ngày mai ...)
Bản dịch tiếng Anh của Marion Sendker
[Chuyển ngữ:TRI KHOAN 29/07/2016]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét