Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

Ghi chép đầy đủ phỏng vấn của Đức Hồng y Dziwisz với EWTN

Ghi chép đầy đủ phỏng vấn của Đức Hồng y Dziwisz với EWTN

(Gồm 5 phần - Phần 4)

EDWARD PENTIN
27/07/2016
phỏng vấn hồng y
– YouTube
Chỉ ít ngày trước khi Ngày Giới trẻ Thế giới khai mạc ở Krakow, Robert Rauhut thuộc EWTN Đức đã có buổi phỏng vấn mở rộng (for an extensive interview) với Đức Hồng y Stanislaw Dziwisz. Vị Tổng giám mục Krakow và là thư ký riêng phục vụ rất lâu cho Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II, ngài không chỉ chia sẻ những hy vọng và kỳ vọng về Ngày Giới trẻ Thế giới, nhưng cũng bình luận về những chủ điểm quan trọng khác trong đó gồm Di sản của Đức Gioan Phaolo II cho thế giới, Bí mật thứ Ba của Fatima việc dâng hiến nước Nga, tình bạn của ngài với Đức Joseph Ratzinger, và lòng yêu thương giới trẻ của Đức Gioan Phaolo, tương lai của Giáo hội và xã hội.
***
Một cái nhìn toàn diện ...
Còn hơn là một con người toàn diện. Mọi người đều cảm thấy thoải mái khi ở bên ngài. Họ trở về từ những buổi họp này với tinh thần rất phấn khởi. Có lẽ vì ngài sống với hay sống trong Chúa, và qua việc gặp ngài, họ gặp Chúa. Hãy nhớ rằng giới trẻ lúc đó vô cùng náo nức muốn gặp ngài, và điều rất ấn tượng rằng giới trẻ ngày nay cũng với tinh thần như vậy cho dù chưa bao giờ được gặp Đức Gioan Phaolo II lúc ngài vẫn còn sống.
Tuy vậy, họ vẫn xem ngài là một chứng nhân và một mẫu vài trò cho những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Ngài không chỉ gặp gỡ với các học giả và bạn thân, nhưng đặc biệt với giới trẻ – tức là, tương lai của Giáo hội, của xã hội, của văn minh và văn hóa. Điều đó mang nghĩa gì? Đức Gioan Phaolo II nhìn thấy điều gì trong giới trẻ? Và điều giới trẻ tìm thấy cuốn hút là gì?
Ngài nhìn thấy điều tốt trong giới trẻ, điều tốt. Ngài cũng thấy rằng giới trẻ rất nhạy cảm. Ngài để ý thấy họ đang đi tìm một điều gì đó. Do đó, ngài nhận ra rằng bạn phải để cho giới trẻ vây quanh m2inh. Là một giáo hoàng và là một mục tử, ngài hiểu rằng ngài phải là người lãnh đạo tinh thần bằng tình yêu, nhưng cũng phải bằng những mệnh lệnh và bằng chân lý. Ngài luôn nói rằng: “Chúng con phải sống trong chân lý.” Ngài ra mệnh lệnh nhưng họ biết rằng ngài yêu họ. Họ biết rằng ngài muốn điều tốt đẹp cho họ. Và họ đã gặp nhau ở đó. Ngài có thể nhìn thấy tương lai nơi giới trẻ. Con đường của giới trẻ ngày nay sẽ là con đường của xã hội và Giáo hội ngày mai. Ngài là một người suy nghĩ sâu, suy tư rộng. Ngài luôn suy tư. Ví dụ, khi ngài viết, và ngài viết rất nhiều — tài liệu, bài giảng — ngài chẳng bao giờ sử dụng bất kỳ văn bản hay sách hướng dẫn. Ngài không bao giờ sử dụng sự trợ giúp khi ngài viết. Ngài đọc cũng rất nhiều, nhưng ngài chủ yếu tập trung vào suy tư. Ngài luôn chăm chú và suy nghĩ và suy tư. Chỉ vậy thôi, rồi đến bước thứ hai, ngài đặt ý nghĩ của ngài trên giấy.
Như vậy chúng ta có thể nói rằng Đức Giáo hoàng rất tin tưởng vào giới trẻ?
Hoàn toàn đúng, ngài tin tưởng họ, ngài tin họ, nhưng không phải theo cách dễ dãi. Ngài đưa ra những đòi hỏi phải hiến dâng cho công việc.
Chúng ta biết rằng giới trẻ bây giờ cũng tìm đến ngài như ngày xưa khi ngài vẫn còn sống và đặc biệt khi ngài chết. Con còn nhớ lúc con tham dự lễ an táng, con quá sức kinh ngạc vì con số giới trẻ có mặt ở đó. Họ không phải chỉ là người Ba lan, nhưng từ khắp Châu Âu. Vì lý do nào đó mà con người có cảm nhận ra điều gì.  
Họ dựng trại trong suốt những ngày cuối cùng của ngài, không chỉ ở Piazza San Pietro nhưng còn trên các con phố lân cận. Tôi nói chuyện với những bạn trẻ này nhiều lần và bảo họ đi về. “Các bạn trẻ yêu của cha, các con ngồi ở đây, nhưng các con cần phải nghỉ ngơi, ít nhất nghỉ một chút!” Họ trả lời như sau: “Người đã ở với chúng con! Bây giờ trong giờ phút này, trong giây phút rất mong manh của sự sống của ngài – và đây là phần rất quan trọng của tình cảm thể hiện – chúng con muốn ở với người! Người đã đi tìm chúng con! Bây giờ chúng con muốn ở cùng người!” Điều quan trọng đối với những bạn trẻ từ khắp thế giới này là thể hiện lòng biết ơn, là chứng tỏ một tình bạn đã được kết thành. Tình bạn này chứa đựng một nét gì đó của sự gần gũi, và đó là điều mà những bạn trẻ này muốn cho ngài thấy đặc biệt trong những ngày cuối cùng của đời ngài. Thực vậy, họ đã đi theo ngài đến nơi vĩnh hằng.
Có một tính xác thực nào đ1o trong Đức Gioan Phaolo II, một tính thánh mà giới trẻ cảm nhận được trong nhiều lần gặp gỡ khác nhau, lớn nhỏ, đúng không thưa cha? Họ thấy rằng ngài sống cho những gì ngài đã tuyên bố và ngài tuyên bố những gì ngài sống. Điều này không có gì khác biệt với điều kia.
Ngài không phải là diễn viên khi ngài là Giáo hoàng. Ngài là một mục tử đích thực. Người ta hiểu được điều đó nơi ngài. Người ta nhận ra ngài là một mục tử tận hiến cho đoàn chiên. Ngài không có bàn tay làm thuê, nhưng là một mục tử đúng nghĩa và đó là một nét tuyệt vời về ngài Gioan Phaolo II. Ngài có chung đặc điểm đó như tất cả các vị giáo hoàng mà tôi biết, bắt đầu là Đức Phaolo VI, sau đó là Gioan Phaolo I, một vị giáo hoàng hay cười như các bạn thường nói và các vị giáo hoàng về sau ...
Thưa Hồng y Dziwisz, cha có đề cập đến Ngày Giới trẻ Thế giới sắp diễn ra. Chúng ta đang ở trong giữa giai đoạn chuẩn bị. Chúng ta đang ở trong giai đoạn cận kề với sự kiện ....
Tôi không có gì đắn đo, hầu như mọi thứ đã được chuẩn bị.
Ngày Giới trẻ Thế giới diễn ra ở Krakow có ý nghĩa gì? Đã có một ngày Giới trẻ Thế giới khác diễn ra ở đây, ở Ba lan, đúng không thưa cha?
À, chưa có lần nào ở Krakow, nhưng có ở Częstochowa. Giới trẻ họ muốn vậy. Họ mong muốn được có lễ mừng lần thứ 25 Ngày Giới trẻ Thế giới tại thành phố của Đức Gioan Phaolo II. Họ muốn biết cái tốt và cái đẹp ở đây là gì; họ muốn biết Krakow, Ba lan. Chúng tôi rất vui vì điều đó. Chúng tôi rất vui vì hy vọng rằng đây sẽ là một đại hội vĩ đại về đức tin và hiệp nhất giữa các bạn trẻ. Chúng tôi tự tin rằng tinh thần tươi sáng này sẽ mang lại bình an cho họ.
Và lòng thương xót.
Chính xác. Đó là điều tôi muốn thêm vào. Krakow là kinh đô của lòng thương xót. Từ đây một ngọn lửa sẽ bùng lên, một ngọn lửa của lòng Chúa thương xót, như chị Faustina once wrote. Ánh lửa đó sẽ hỗ trợ để làm sâu mạnh thêm đời sống tôn giáo trên thế giới. Chúng tôi thực sự hy vọng rằng giới trẻ sẽ hiểu thấu đáo sự ủy thác nay, thông điệp Lòng Chúa thương xót này để họ sẽ mang nó đến với mọi quốc gia. Anh biết đấy, có rất nhiều nước, vì có khoảng gần 200 quốc gia khác nhau đến  Krakow.
Thưa Hồng y Dziwisz, cha có thể nói rõ hơn một chút về cách lòng thương xót làm cửa ngõ cho mọi người, nếu có một hình thức nào đó của sự hoán cải, tự suy tư, sửa lại những sai lầm của con đường? Ý tưởng đó không rõ ràng lắm ở phương Tây. Chúng ta nói chuyện về lòng thương xót, nhưng thỉnh thoảng chúng ta quên tất cả những khía cạnh khác có liên quan đến nó, chẳng hạn công lý?
Đúng, đọc được những dấu hiệu của thời đại là rất quan trọng. Sự quan phòng của Chúa đã cách này cách kia để cho mọi việc được xảy ra: Năm thánh Lòng thương xót, đức Giáo hoàng, Đức Thánh Cha Phanxico, là vị Giáo hoàng của Lòng thương xót. Mọi việc tùy vào Sự quan phòng của Thiên Chúa để cho giới trẻ mừng đại hội lòng thương xót  năm nay ở đây tại Krakow. Thiên Chúa muốn cho chúng ta thấy điều gì đó, Người muốn cho chúng ta thấy rằng đây là con đường của tương lại, con đường của Giáo hội, con đường của các xã hội. Tuy nhiên, lòng thương xót cũng có nghĩa là hoán cải và trở về. Chúng ta thấy rằng có nhiều người đến với tòa cáo giải, họ tha thiết muốn hiệp nhất với thiên Chúa và với người khác. Lòng thương xót – đó là tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người, và con người cũng phải có bổn phận phải chuyển tải và chi sẻ tình yêu và lòng thương xót với người khác. Bằng cách này những hành động của lòng thương xót sẽ phát triển ...
Lấy vị trí nơi sự kiện sẽ diễn ra: Dự liệu trước được ý định của Đức Thánh Cha, hai nhà đã được xây dựng ở đó! Có một căn nhà lương thực, trong đó người nghèo được chào đón và tìm được nơi ở. Nó cũng sẽ cung cấp thuốc cho những người bệnh, tư vấn y khoa hoặc phục hồi được thực hiện ở đó. Vì thế chúng ta không chỉ mừng vui ở đó, nhưng sẽ có những cái tồn tại ở đó mãi mãi. Chúng tôi cũng đã chuẩn bị xe và xe cứu thương, nó sẽ chạy đến Syria. Vấn đề không chỉ đơn giản là công bố lòng thương xót, nhưng sống lòng thương xót bằng hành động.
Theo quan điểm ở rên, con muốn hỏi thêm một câu. Giáo hội Ba lan bây giờ đang đứng ở vị trí nào, kể từ khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ? Năm 1989 đã qua đi và rất nhiều thách thức đang đối đầu với giáo hội. Con biết rằng cha đã hòa nhập trong nhiều năm và khi cha trở lại sau một thời gian rất dài, nó có cho các cha một cái nhìn khác về tình hình?
Tôi chưa bao giờ là một người di cư. Tôi đã phục vụ đức giáo hoàng ở Roma, nhưng tôi không bao giờ có cảm giác là một người di cư. Cái nhìn của ngày nay rất đơn giản. Cứ nói là thời đại toàn cầu hóa, tất cả chúng ta đều biết tất cả về mọi việc. Đó là lý do tại sao đến ở lại rồi quay về một quốc gia lân cận, đặc biệt là giáo phận nơi tôi đã ra đi, là rất dễ. Đó là những vấn đề mà tôi biết. Sẽ luôn luôn có vấn đề, nhưng chúng tôi đang cố gắng làm quen với những vấn đề này và giải quyết chúng. Chắc chắn cũng sẽ có những vấn đề cho giới trẻ. Một thách thức là phải bảo đảm làm sao để giới trẻ cùng tiến với Giáo hội và phải bảo đảm rằng giới trẻ được chuẩn bị cho cuộc sống xã hội. Theo những cách nói đó, giáo lý là một công cụ vô cùng quan trọng cho chúng ta là những thành viên của Giáo hội. Một nền tảng giáo lý vững là rất cần thiết, vì sự mù mờ là vô cùng nguy hiểm. Khi con người  thấy e ngại hay không biết phải làm gì tiếp theo, người đó sẽ rất dễ dàng lá đích ngắm của những loại hình khuynh hướng khác nhau [chẳng hạn thời trang]. Những gì chúng tôi muốn làm là giảng dạy thật tốt để chống lại điều đó. Đó là bổn phận của Giáo hội hôm nay. Điểm tiếp theo là cùng song hành với xã hội nhưng không hòa trộn vào chính trị. Chúng tôi muốn có được một sự hợp tác tích cực, nhưng chúng tôi cũng muốn có sự độc lập.Chúng ta hãy quay trở lại với Stanislaus và cởi mở với mọi người, và không khép kín trước bất kỳ nhóm chính trị nào. Điều đó sẽ mang lại niềm tin của mọi người nơi chúng tôi. Bằng cách đó, chúng tôi chắc chắn rằng mọi người có thể cảm thấy nhẹ thoải mái ở trong Giáo hội. Không có ai bị đẩy ra ngoài. Quả thật, công việc không phải là dễ, nhưng sống trong một chế độ dân chủ, chúng tôi phải hiểu tính độc lập liên quan đến việc phục vụ xã hội và Giáo hội.
Nói về chuyến viếng thăm của Đức Giáo hoàng Phanxico, cha đã đề cập đến giáo lý và một hình thức tân phúc âm hóa dân tộc đã làm gốc rễ cho truyền thống Ki-tô giáo trong một thời gian dài. Liệu Đức Thánh Cha Phanxico có sẽ cung cấp cho chúng ta những điều gì nữa không?
À, Đức Thánh Cha Phanxico là một chủ chăn mục vụ vĩ đại. Ngài có cách tiếp xúc rất tuyệt vời với mọi người. Tôi nghĩ là ngài sẽ đem đến cho chúng tôi cá tính của ngài, nó có thể là một thông điệp nào đó, anh có thể nói như vậy. Dĩ nhiên, sẽ có nhiều hơn, nhưng Ba lan luôn liên kết với tòa thánh và vì thế, dân tộc vẫn luôn trung thành với tòa thánh.





(Xin quý vị đọc tiếp phần 5 ngày mai ...)



Bản dịch tiếng Anh của Marion Sendker


[Nguồn:  ncregister]


[Chuyển ngữ:TRI KHOAN 29/07/2016]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét