Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2016

Câu chuyện của Hae Woo: Tìm được đức tin và trốn khỏi Bắc Hàn

Câu chuyện của Hae Woo: Tìm được đức tin và trốn khỏi Bắc Hàn

Người phụ nữ trẻ, rao giảng Tin mừng ở giữa những người bạn tù chung sau khi trở lại Ki-tô giáo trong một trại tù của Bắc Hàn, là một trong số ít tín hữu may mắn trốn thoát khỏi thể chế đàn áp tôn giáo.

JOHN POWER

19/10/2016

2014 photo Lauren Cater/CNA
Các tín hữu cầu nguyện khi Nhà thờ Chính tòa Myeongdong chuẩn bị cho Thánh lễ Bế mạc của Đức Thánh Cha Phanxico tại Nam Hàn ngày 17 tháng 8 năm 2014.
– 2014 photo Lauren Cater/CNA
SEOUL, Nam Hàn — Bị tiều tụy trong một trại tù ở Bắc Hàn vì tội cố tìm cách trốn khỏi quê hương đàn áp của mình, Hae Woo lén lút loan truyền Lời Chúa.
Đưa ra một thông điệp hy vọng bên trong địa ngục trần gian, chị đã làm nhiều người trở lại, và một giáo hội bí mật nhỏ được thành lập. Vào các ngày Chúa nhật và các ngày lễ của tôn giáo, vài tín hữu tụ tập để thờ phụng tại các nhà vệ sinh hoặc các góc khuất không bị theo dõi trong căn nhà tồi tàn của họ.
“Tôi giữ lòng trung thành, và Chúa giúp tôi sống sót. Hơn thế nữa: Người cho tôi một lòng khát khao rao giảng Tin mừng giữa những người tù nhân khác!” Hae Woo nói trong một chứng tá với Register của Open Doors, một tổ chức bác ái hoạt động nhằm chấm dứt sự bách hại Ki-tô hữu trên toàn thế giới. “Nhưng tôi thưa với Chúa rằng tôi quá sợ hãi không làm nổi việc đó. Nếu tôi bị bắt, chắc chắn tôi bị tử hình.”
Hae Woo (một bút danh được dùng để bảo vệ danh tính của chị), người đã tìm được đức tin Ki-tô giáo ở Trung quốc trong một cố gắng đào tẩu vụng về, cuối cùng cũng đã có thể trốn chạy sang Nam Hàn, tại đây bây giờ chị có thể thực hành đức tin tự do. Nhưng với các Ki-tô hữu vẫn đang sống dưới chế độ của Kim Yong-un, các nhà hoạt động tin là con số có thể cả hàng trăm hàng ngàn, thờ phụng mang nguy cơ bị đưa vào các trại lao động, nơi tình trạng thiếu chất, tra tấn và chết là bình thường.
Bắc Hàn từ lâu được biết đến là một trong những nơi cấm cản Ki-tô giáo tàn bạo nhất. Ki-tô giáo ở đây bị xem là một mối đe dọa cho quyền lực tối cao của triều đại thống trị nhà Kim nổi lên từ sau Thế Chiến Thứ II. Giống như những người lãnh đạo của các chính phủ cộng sản khác, người khởi đầu sự thống trị là Kim Il-sung xem những Ki-tô hữu là nhân tố có thể gây phiền phức, làm mờ nhạt đi một truyền thống tôn giáo đã từng một thời rất mạnh mẽ ở thủ đô Bình nhưỡng tới mức được gọi là “Giê-ru-sa-lem của Đông phương.”
Ngày nay, tổ chức Open Doors ước tính khoảng 50.000-70.000 Ki-tô hữu có thể đang ở trong các trại giam của đất nước này.
“Những Ki-tô hữu không có khả năng ‘làm cách mạng’ thì cũng giống như quân thù,” Hae Woo nói, cô giải thích cô đã được dạy cách thức ghét người Ki-tô hữu trước khi cô trở lại.” Mọi hình thức tôn giáo, và đặc biệt là Ki-tô giáo, giống như thuốc phiện: gây nghiện và tàn phá. Tôi nghe kể những câu chuyện về những người Ki-tô hữu vào trong các bệnh viện, dụ dỗ người ta vào trong các tầng hầm, giết họ ở đó và hút máu ra khỏi cơ thể để đem bán. Ý nghĩ về chuyện đó làm tôi kinh hoàng.”
Mặc dù con số chính xác vẫn chưa có thể có. Tổ chức Open Doors tin rằng có khoảng 200.000-400.000 người Ki-tô hữu đang sống dưới bóng đen của chế độ. Dĩ nhiên, Công giáo — những người sống sót còn lại từ trước khi Triều Tiên bị chia đôi năm 1945 — góp một phần nhỏ.
“Một số nguồn nói rằng con số lên đến 20.000, nhưng đó chỉ là một phỏng đoán không có căn cứ; không ai biết được số thật,” Francis Lee nói, ông là một thông dịch viên cho Hội đồng Giám mục Công giáo Hàn Quốc, trụ sở ở Seoul.

Ít dấu hiệu cải thiện
Với bước chuyển quyền lực sang cho Kim Jong-un du học Thụy sĩ năm 2011, những quan sát viên bên ngoài lóe lên hy vọng một kỷ nhuyên mở cửa mới. Nhưng trong 5 năm cầm quyền, người lãnh đạo thế hệ thứ ba đã cho thấy rất ít dấu hiệu mềm mỏng hơn với Ki-tô giáo.
Tim Peters, một thừa sai người Mỹ giúp những người Bắc Hàn trốn khỏi đất nước, nói rằng sự đàn áp thậm chí còn tồi tệ hơn khi các người lãnh đạo tiếp tục xa cách người dân của họ qua việc chuyển những người năng lượng hiếm sang cho quân đội và vũ khí nguyên tử.
“Khi sự ổn định xã hội bị mất dần, tự nhiên bất kỳ một tổ chức hay một nhóm nào đó đều bị xem như nguyên nhân làm mất ổn định hay một kẻ thù tiềm ẩn đối với chế độ,” Peter nói, ông là người điều hành tổ chức phi chính phủ Helping Hands Korea đặt trụ sở tại Nam Hàn. “Tôi tin rằng đó là những gì chúng tôi nhìn thấy với những người Ki-tô hữu.”
Trong khi chính những người Bắc Triều tiên là nạn nhân lớn nhất của sự đàn áp của nhà nước, thái độ thù địch của nhà nước đối với tôn giáo đã được cảm nhận bởi những người ở bên ngoài như Peters. Người ngoại quốc nếu sẽ bị bắt nếu bị phát hiện tìm cách truyền đạo ở trong nước và bị cầm tù trong nhiều tháng hay thậm chí nhiều năm cho đến cuối cùng, thường thường chỉ được thả tự do sau một chuyến thăm của một nhân vật cấp cao như Jimmy Carter hay Bill Clinton. Trong số ba người Tây phương hiện đang bị nhà nước cầm tù là linh mục Hyeon Soo Lim người Canada, ngài bị tố cáo là âm mưu lật đổ lãnh đạo.
Một cảnh báo kinh khủng chống lại sự can thiệp từ bên ngoài được đưa ra vào tháng Năm khi xác một linh mục người Trung quốc bị nhiều vết chém được tìm thấy dọc theo biên giới với Bắc Triều Tiên. Cha là người giúp những người chạy trốn. Han Choong Yeol, người cống hiến cả đời để giúp về vật chất và tinh thần cho người Bắc Triều tiên, đã bị chém đến chết bằng một cái rìu. Cộng đoàn nhân viên cứu trợ Ki-tô tin rằng ông bị thủ tiêu bởi các đặc vụ Bắc Triều tiên.
“Ông đã rất nổi tiếng trong hai thập kỷ gần đây vì giúp những người tị nạn Bắc Triều tiên, nhưng ở phía bên kia biên giới Trung quốc,” Peters nói. “Ông bị đâm 18 nhát dao và bị giết bởi một kẻ máu lạnh, rõ ràng là vì lý do giúp đỡ những người chạy trốn.”
Điều khiển tôn giáo
Ngay cả khi đã tịch thu những thông điệp “có tính lật đổ” của Ki-tô giáo, chế độ vẫn sử dụng tôn giáo cho những mục đích riêng của họ, cho phép một số yếu tố mà họ có thể điều khiển được. Ở Bình nhưỡng, có nhiều nhà thờ Ki-tô hợp pháp, một trong số đó là của Công giáo. Những nơi thờ phụng này hầu như cả thế giới đều biết là “những nơi trưng bày” nhằm mục đích thuyết phục bên ngoài rằng sự tự do tôn giáo tồn tại trong đất nước này.
“Có khoảng 800-3.000 người Công giáo “hợp pháp” ở Bắc Triều tiên, nhưng không hề có một linh mục hay một hội dòng tu được Tòa Thánh công nhận,” ông Lee nói.
Chế độ quá thiếu tài chính nên cũng nhắm mắt cho tôn giáo của bên ngoài nếu có thể kiếm được tiền. Đại học Khoa học và Kỹ thuật Bình nhưỡng, trường đại học tư duy nhất trong nước, được thành lập với sự hậu thuẫn của các nhà thừa sai ở Nam Hàn và Hoa kỳ.
Ở Rason, một khu kinh tế trọng điểm ở miền Bắc quốc gia được thành lập để thu hút đầu tư nước ngoài, ảnh hưởng của những nhân viên cứu trợ Ki-tô giáo rất dễ nhận ra.
“Bạn thường nhìn thấy những xe buýt với con cá biểu tượng Ki-tô trên đó,” Gareth Johnson nói, là người sáng lập Nhóm Du lịch Tiên phong Giới trẻ, đưa du khách vào trong Bắc Triều Tiên. “Tôi tin là họ được điều hành bởi nhóm bác ái Ki-tô. Cũng có một số người Ki-tô hữu nằm trong số các du khách đến thăm Rason.”
Một thương gia thường xuyên đến thăm đất nước này nói rằng các nhà cầm quyền sẽ để yên cho những Ki-tô hữu nước ngoài với túi tiền đầy miễn là họ đừng để người khác chú ý đến tôn giáo của họ.
“Ở Rason lúc nào cũng có những bằng chứng cho thấy Bắc Triều Tiên cần tiền, và miễn là người ta đừng tận dụng những tự do họ được cho phép để làm việc riêng của họ,” nhà thương gia này nói với điều kiện được giấu tên.
Nhưng không giống như những du khách, người Ki-tô hữu Bắc Hàn không được tự do đi lại như họ muốn. Với họ, toàn bộ đất nước đều là một nhà tù bất kỳ ở đâu.

Biết đến tự do
Hae Woo là một trong số ít người may mắn trốn thoát.
“Tôi vẫn cảm thấy như mình trong trong thời kỳ nghỉ tuần trăng mặt,” cô nói. “Dĩ nhiên, có rất nhiều điều không đúng ở đây và một số người nghĩ rằng Nam Hàn quá duy vật, nhưng họ có biết gì về sự tự do? Vì vấn đề đó, có ai biết gì về sự tự do? Tôi đã biết được tự do là gì ở trong trại.”
John Power viết từ Melbourne, Úc.
Trước đây anh có thời gian làm việc ở Nam Hàn từ 2010 đến 2016.

[Nguồn:  ncregister]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 20/10/2016]



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét