Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2016

Vatican: Quyền của người bản địa - một mối quan của toàn thế giới

Vatican: Quyền của người bản địa - một mối quan của toàn thế giới

The Holy See’s Permanent Observer to the United Nations, Archbishop Bernardito Auza - RV
Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp quốc, Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza - RV
18/10/2016 08:04
(Vatican Radio) Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp quốc, Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, hôm thứ Hai đã có bài tham luận trước Đại Hội đồng Liên Hợp quốc trong buổi  họp thảo luận về Quyền của những Dân tộc Bản địa.
Ngài nói cuộc chiến đang diễn ra của những dân tộc bản địa nhằm bảo tồn di sản của họ, ngôn ngữ, truyền thống tôn giáo, và phương kế sinh sống của họ qua sự nhận thức về quyền tự quyết của họ không chỉ là mối quan tâm của riêng họ, nhưng là một mối quan tâm của toàn thế giới.
“Những truyền thống văn hóa và phương kế sinh nhai của họ đang nằm dưới sự đe dọa bởi mô hình xã hội và kinh tế thế giới hiện tại,” – Đức Tổng Giám mục Auza nói – “Một nền kinh tế được lèo lái chính bởi những động cơ lợi nhuận và thu vén cá nhân hơn là trách nhiệm vì tha nhân, vì môi trường và thiện ích chung đã bỏ những dân tộc bản địa rơi lại phía sau ngày càng xa hơn.”
Dưới đây là toàn văn bài tham luận
Tham luận của Đức Tổng Giám mục H.E. Bernardito Auza
Sứ thần, Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh
Phiên họp thứ 71 của Đại Hội đồng Liên Hợp quốc
Chương trình nghị sự Ủy ban thứ Ba Mục 65: Quyền của Những Dân tộc Bản địa
(New York, 17 tháng 10, 2016)

Thư bà Chủ tịch,

Diễn đàn Thường trực của Liên Hợp quốc về các Vấn đề dân Bản địa ước tính có trên 370 triệu người bản địa ở trên khoảng 90 quốc gia trên toàn thế giới. Mặc dù họ chỉ chiếm 5 phần trăm của dân số thế giới, họ đại diện cho không biết bao nhiêu năm kinh nghiệm của con người và của văn hóa vô giá. Cộng đồng Quốc tế phải dựa vào kiến thức và sự tiếp cận phát triển duy nhất của họ như một mục tham khảo quan trọng cho việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta và cho nhân loại. Vì lý do đó cuộc chiến đang diễn ra của những dân tộc bản địa nhằm bảo tồn di sản của họ, ngôn ngữ, truyền thống tôn giáo, và phương kế sinh sống của họ qua sự nhận thức về quyền tự quyết của họ không chỉ là mối quan tâm của riêng họ, nhưng là một mối quan tâm của toàn thế giới.
Những truyền thống văn hóa và phương kế sinh nhai của họ đang nằm dưới sự đe dọa bởi mô hình xã hội và kinh tế thế giới hiện tại. Một nền kinh tế được lèo lái chính bởi những động cơ lợi nhuận và thu vén cá nhân hơn là trách nhiệm vì tha nhân, vì môi trường và thiện ích chung đã bỏ những dân tộc bản địa rơi lại phía sau ngày càng xa hơn. Những mảnh đất quê hương truyền thống của họ, mà họ đã gắn bó cả về thể xác lẫn tinh thần, bị lấy mất mà không có sự bàn bạc hội ý. Những công ty khai khoáng, những công trình công cộng, và thậm chí những người có thiện chí bảo vệ môi trường vùng đất thường bắt họ phải di chuyển chỗ ở. Bị đuổi ra khỏi nhà và vùng đất truyền thống của họ, họ hải chịu những tỷ lệ nghèo đói, thất nghiệp, tình trạng bấp bênh về xã hội và thực phẩm ngày càng cao hơn những người không phải dân bản địa, chiếm gần 15% số người nghèo trên thế giới cho dù họ chỉ chiếm 5 phần trăm dân số thế giới.
Trong lần gặp gỡ với một số đông những nhóm dân bản địa ở Bolivia, Đức Giáo hoàng Phanxico nhận xét: “điều vô cùng quan trọng là, cùng với việc bảo vệ cho những quyền hợp pháp của họ, những dân tộc bản địa và các tổ chức xã hội của họ có thể tạo nên một thay thế đầy tính nhân văn cho sự loại trừ trên toàn cầu.” Người dân bản địa không những là những người được hưởng lợi từ một sự tiếp cận thay thế; họ cũng trở những vai chính trong sự phát triển của riêng họ. Tiếng nói của họ là quyết định trong bất kỳ cuộc đối thoại nào như vậy.
Thưa bà Chủ tịch,
Việc thi hành Chương trình Nghị sự 2030 và Hiệp định Paris là trọng tâm của nỗ lực đổi mới của Cộng đồng Quốc tế để thay đổi những cách giải thích hiện tại trên toàn thế giới về sự loại trừ và đặt ra những giải pháp cụ thể cho những thảm cảnh của sự nghèo đói, biến đổi khí hậu, lãng phí và làm suy giảm môi trường. Những dân tộc bản địa phải nằm trong trung tâm của sự thực thi cho cả Chương trình Nghị sự và Hiệp định. Họ phải là những người diễn vai chứ không phải là những khán giả của tiến trình thực hiện. Họ phải là những nhân tố chủ động chứ không phải là những người thụ hưởng thụ động của những thành tựu từ sự thực thi hiệu quả có sự hợp tác của cả hai. Những dân tộc bản địa không chỉ đơn thuần đòi hỏi sự tôn trọng quyền của họ trong tiến trình thực thi, nhưng còn phải tôn trọng nhu cầu hòa nhập kiến thức của người bản địa vào những chính sách và hành động kinh tế xã hội và môi trường thích hợp.
Để điều này có thể diễn ra, sự tham gia của các đại diện và tổ chức của các dân tộc bản địa trong những buổi họp của các cơ quan Liên Hợp quốc phải được tăng cường hơn nữa, đặc biệt về những vấn đề trực tiếp ảnh hưởng đến họ. Liên quan đến vấn đề này, phái đoàn của tôi đề nghị rằng những thảo luận kịp thời, bao gồm nhiều phía, điển hình và rõ ràng đã được tổ chức với các Chính phủ Thành viên và các đại diện của những dân tộc bản địa trong suốt Phiên họp 70 của Đại Hội đồng phải được theo đuổi với sự quyết tâm lớn hơn trong những đàm phán liên chính phủ trong phiên họp hiện tại.
Thưa bà Chủ tịch,
Như Đức Giáo hoàng Phanxico nói, “không có quyền lực thực sự nào được phép tước đoạt sự thực thi trọn vẹn chủ quyền khỏi các dân tộc bản địa. Khi người ta làm điều này, chúng ta sẽ chứng kiến việc nổi lên những hình thức của chủ nghĩa thực dân mới, nó gây tổn hại nghiêm trọng cho khả năng tiến đến hòa bình và công bằng.”
Chúng ta phải bảo đảm rằng việc thực thi Chương trình Nghị sự 2030, Hiệp định Paris và những cam kết quốc tế khác can thiệp tích cực và làm lợi một cách hiệu quả cho các dân tộc bản địa trên toàn thế giới. Chỉ bằng cách đó thì chúng ta mới thực sự nói rằng chúng ta đã hoàn tất được lời hứa chung trong việc không để bất kỳ ai rơi lại đằng sau.
Xin cảm ơn Bà Chủ tịch.
1 “Indigenous Peoples to Seek Measures for Preventing Conflict, Securing Peace, at Annual Forum, 9-20 May”, Economic and Social Council, www.un.org/press/en/2016/hr5296.doc.htm (2015).
2 "Free Prior and Informed Consent: An indigenous peoples’ right and a good practice for local communities - Manual for Practitioners", Food and Agriculture Organization of the United Nations (2016).
3 Pope Francis, Address during the "Second World Meeting of Popular Movements", Santa Cruz de la Sierra

[Nguồn:  en.radiovaticana.va]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 19/10/2016]



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét