Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016

Tòa Thánh tại Liên Hợp quốc: Vũ khí mọi kích cỡ và hình dạng phải nằm trong sự quan tâm liên tục của chúng ta

Tòa Thánh tại Liên Hợp quốc: Vũ khí mọi kích cỡ và hình dạng phải nằm trong sự quan tâm liên tục của chúng ta

Hội nghị về các loại vũ khí quy ước là không đủ; danh sách chủng loại vũ khí hủy diệt hàng loạt phải được mở rộng; vũ khí nguyên tử phải bị loại trừ
17 tháng 10, 2016
United Nations Headquarters in New York City
WIKIMEDIA COMMONS - Neptuul
Dưới đây là tham luận ngày 11 tháng 10 của Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh, tại phiên họp 71 của Đại Hội đồng Liên Hợp quốc, Thảo luận chung Ủy ban thứ nhất.
Đức Tổng Giám mục Auza nói rằng “vũ khí quy ước” được sử dụng để phạm tội ác chống lại loài người và lặp lại lời kêu gọi giải trừ vũ khí hạt nhân.
Thưa ông Chủ tịch,
Phái đoàn Tòa Thánh xin gửi lời chúc mừng đến ông và ban chấp hành của ông và cam kết sự hợp tác toàn diện trong công việc của Ủy ban.
Vũ khí thuộc mọi kích cỡ và hình dạng phải nằm trong sự quan tâm liên tục của chúng ta. Trong khi đã có những tiến bộ trong việc hạn chế việc buôn bán vũ khí, mìn sát thương và các loại đạn, việc tiếp tục sử dụng các loại vũ khí nhỏ và các loại vũ khí gây cháy làm vô cùng bất an. Người dân đang kinh hãi vì việc sử dụng ngày một phổ biến những vũ khí gây cháy, loại này gây ra những vết bỏng hết sức đau đớn và tạo ra những vết thương thể xác và tâm lý lâu dài. Những người dân vô tội phải chịu những đau khổ kinh khủng này. Dự thảo III của Hội nghị về Vũ khí Quy ước không đủ mạnh để chấm dứt việc sử dụng các loại vũ khí này. Dự thảo phải được củng cố mạnh hơn nhắm chấm dứt việc sử dụng chúng.
Cộng đồng quốc tế phải đấu tranh mạnh hơn nữa để kiểm soát nghiêm việc sử dụng những loại vũ khí được mệnh danh là quy ước rõ ràng vi phạm luật nhân đạo quốc tế. Ngày càng gia tăng những loại vũ khí quy ước mạnh mẽ và tinh vi đang phá hủy toàn bộ các cộng đồng, các bệnh viện, trường học và cấu trúc hạ tầng dân sự bây giờ phải bị đưa vào bản kết án tương tự như chúng ta nói về những vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Những thảm kịch mà chúng ta đang chứng kiến tạo nên một tình trạng khẩn cấp cho cộng đồng quốc tế phải xem lại những phân loại và những định nghĩa hiện nay về những thành phần cấu thành nên một vũ khí hủy diệt hàng loạt. Vì thế Tòa Thánh đề nghị rằng các thảo luận về những loại vũ khí hủy diệt hàng loạt đã vượt ra ngoài những hạng mục truyền thống gồm vũ khí nguyên tử, hóa học, sinh học và phóng xạ, và phải gồm cả những loại vũ khí quy ước có sức mạnh lớn được dùng trong những tội ác chiến tranh và những tội ác chống lại nhân loại.
Đây là điều bắt buộc nếu chúng ta muốn thực hiện thành công Chương trình Nghị sự Phát triển Bền vững 2030 ở những khu vực có xung đột. Những khẳng định của Liên Hợp quốc về sự phát triển, hòa bình và an ninh và nhân quyền có mối liên hệ mật thiết và có sự củng cố lẫn nhau. Khi thông qua Chương trình Nghị sự 2030, các Chính phủ Thành viên đã bày tỏ quyết tâm “giúp phát triển những xã hội hòa bình, công bằng và bao dung, thoát khỏi sự sợ hãi và bạo lực. Không thể có sự phát triển bền vững nếu không có hòa bình và cũng không thể có hòa bình nếu không có sự phát triển bền vững.” [1]
Sự cam kết này chỉ có thể biến thành hiện thực nếu chiến tranh và xung đột được giải quyết, và chúng chỉ có thể được giải quyết nếu có những kiểm soát nghiêm ngặt đối với buôn bán vũ khí cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp. Hòa bình, an ninh và ổn định không thể đạt được tuyệt đối bằng sức mạnh vũ trang, cũng không phải bằng việc gia tăng chi tiêu quân sự, vì đây là những mục tiêu đa diện bao gồm những khía cạnh không chỉ liên quan đến phạm vi chính trị và quân sự, nhưng còn liên quan đến nhân quyền, pháp quyền, điều kiện kinh tế và xã hội, và sự bảo vệ môi trường.
Thưa ông Chủ tịch,
Tại phiên họp này, Ủy ban phải tập trung thật nhiều đến báo cáo được phát hành bởi Nhóm Hoạt động Mở đưa ra kết luận gần đây, nhóm được giao nhiệm vụ tiến hành những cuộc đàm phán giải trừ hạt nhân đa phương. Báo cáo có cấu trúc hài hòa này, sản phẩm của sự thảo luận nghiêm túc, nêu bật được đề nghị của Nhóm Hoạt động rằng cần phải theo đuổi những nỗ lực thêm nữa để soạn thảo tỉ mỉ những biện pháp cụ thể hiệu quả dựa trên luật pháp để đạt được và duy trì một thế giới không có vũ khí hạt nhân. Tái khẳng định tầm quan trọng của Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân, báo cáo cho biết đa số sự ủng hộ của các Chính phủ tham gia trong Đại Hội đồng đều đồng ý nhóm họp một hội nghị năm 2017 “để tìm ra một công cụ đàm phán ràng buộc theo pháp lý nhằm ngăn cấm vũ khí hạt nhân, dẫn đến việc loại trừ hoàn toàn.”
Vì vậy, Ủy ban này nên thông qua nghị quyết thành lập một tiến trình đàm phán mở cho tất cả các Chính phủ, trên quan điểm làm trọn vẹn yêu cầu căn bản của Hiệp ước NPT, nó bắt buộc các bên chính phủ “phải theo đuổi những đàm phán với lòng tin tốt đẹp về các biện pháp hiệu quả liên quan đến việc chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân.” Đó là bổn phận của Ủy ban này phải nhân đôi nỗ lực của mình để thúc đẩy những đề nghị của Nhóm Hoạt động Mở, đặc biệt trong giai đoạn khi cơ cấu giải trừ đang bế tắc.
Năm trước, khi Đức Giáo hoàng Phanxico đọc diễn văn tại Đại Hội đồng, ngài nói: “Có một nhu cầu khẩn thiết phải làm cho một thế giới không có vũ khí hạt nhân, tuân thủ hoàn toàn Hiệp ước không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân, bằng văn bản và bằng tinh thần, với mục tiêu cấm hoàn toàn những loại vũ khí này.”
Tòa Thánh tin rằng vũ khí hạt nhân ngăn chặn và sự đe dọa chắc chắn hủy diệt lẫn nhau không phải là căn bản cho nguyên tắc xử thế trong tình huynh đệ và cùng chung sống hòa bình. Chúng ta phải làm việc thật cấp bách và không ngừng nghỉ để tìm ra con đường hợp pháp dẫn đến việc loại trừ tất cả các loại vũ khí hạt nhân.
Xin cảm ơn ông Chủ tịch.
[1] Biến đổi thế giới của chúng ta: Chương trình nghị sự Phát triển Bền vững 2030, Preamble (Peace) and SDG 16.

[Nguồn:  zenit]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 18/10/2016]



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét