Đức Thánh Cha lên án những Ki-tô hữu cứng nhắc, kêu gọi tính nhu mì trong Giáo hội
Đức Thánh Cha giảng Lễ sáng tại nhà nguyện Thánh Marta.
05/05/2017 12:07
(Vatican Radio) Ngay cả bây giờ có những người trong Giáo hội sử dụng sự cứng nhắc để che đậy những tội của riêng họ. Đó là sự cảnh báo của Đức Thánh Cha Phanxico trong Thánh Lễ sáng tại nhà nguyện Thánh Marta. Nhận xét về Bài đọc Một, trích sách Công vụ Tông đồ, Đức Thánh Cha tập trung vào hình ảnh của Thánh Phao-lô, từ một người đi bách hại cứng nhắc, trở nên một người rao giảng nhu mì và kiên nhẫn của Tin mừng.
Ngài nói, “Lần đầu tiên cái tên ‘Sa-un’ xuất hiện là tại buổi ném đá Stê-pha-nô.” Sa-un, ngài nhận xét, là một “thanh niên, cứng nhắc, lý tưởng hóa,’ và ông “bị thuyết phục” bởi tính cứng nhắc của luật pháp.
Nói không với những người cứng nhắc sống hai mặt trong Giáo hội
Ông cứng nhắc, Đức Thánh Cha nhấn mạnh, nhưng ông “chân thành.” Chúa Giê-su, về mặt khác, tố cáo những ai cứng nhắc nhưng lại “không chân thành”:
“Họ là những người cứng nhắc sống một cuộc sống hai mặt: họ làm cho họ trông có vẻ tốt lành, chân thành, nhưng khi không ai nhìn thấy họ, họ làm những điều xấu xa. Về mặt khác, người thanh niên này trung thực. Ông tin điều đó. Tôi nghĩ, khi tôi nói điều này, về nhiều người trẻ trong Giáo hội hôm nay đã rơi vào cám dỗ của tính cứng nhắc. Một số thì chân thành, họ tốt. Chúng ta phải cầu xin Thiên Chúa giúp đỡ họ phát triển trên con đường nhu mì.”
Ngài nói, “những người khác dùng sự cứng nhắc để che đậy nhược điểm, tội lỗi, những vấn đề cá tính của họ; và họ sử dụng sự cứng nhắc” để xây dựng bản thân trên cái giá của người khác. Đức Thánh Cha nói rằng bằng cách này, Sa-un trở nên thậm chí còn cứng nhắc hơn nữa, tới mức ông không thể khoan dung cho những gì ông nhìn thấy là dị giáo; vì thế ông bắt đầu bách hại người Ki-tô hữu. Nhưng, Đức Thánh Cha nói, mở ngoặc đơn ở đây, ít nhất Sa-un để cho các trẻ em được sống – ngày nay, những kẻ đang bách hại người Ki-tô hữu thậm chí không tha cả trẻ em.
Sau đó Sa-un đi đến Đa-mát để bắt những Ki-tô hữu để đưa tống ngục họ ở Giê-ru-sa-lem. Và trên đường đi Đ-mát, ông đã gặp “một con Người khác, con người nói với ông bằng một ngôn ngữ nhu mì: ‘Sa-un, Sa-un, tại sao ngươi lại bắt bớ ta?’”
Thánh Phao-lô: từ một người bách hại thành một người rao giảng Tin mừng
“Một người thanh niên cứng nhắc, con người đã trở nên cứng nhắc – nhưng chân thành! – đã bị biến thành một em bé, và để mình được dẫn dắt đến nơi Thiên Chúa gọi ông.” Đây là “Sức mạnh của sự nhu mì của Thiên Chúa.” Sa-un, sau đó trở thành Phao-lô, tuyên xưng Thiên Chúa cho đến tận cùng, và chịu đau khổ cho Người:
“Và con người này rao giảng cho người khác vượt ra ngoài những kinh nghiệm cá nhân, từ một phần này chuyển sang phần khác: bị bắt bớ, với rất nhiều vấn đề, thậm chí trong Giáo hội, thậm chí chịu đau khổ vì những Ki-tô hữu cãi nhau giữa họ. Nhưng chính ông, người đã bắt bớ Chúa với lòng hăng hái của luật pháp, nói với các Ki-tô hữu, ‘Cùng với những điều đó mà anh em đã xa cách Thiên Chúa, với những điều đó mà anh em đã phạm tội – với tâm trí, với thân xác, với mọi điều – với cùng những thành viên đó mà bây giờ anh em trở nên hoàn hiện, anh em ca khen vinh quang Thiên Chúa.’”
Chúng ta hãy cầu nguyện cho những con người cứng nhắc, để họ có thể đi theo con đường nhu mì của Chúa Giê-su
“Có một cuộc đối thoại giữa thế nào là đủ, thế nào là cứng nhắc, và thế nào là sự nhu mì,” Đức Thánh Cha nói, và đây là “cuộc đối thoại giữa một con người chân thành và Chúa Giê-su, Ngài nói với ông bằng sự ngọt ngào.” Và vì thế ngài nói, “bắt đầu bằng câu chuyện của người đàn ông này, người mà chúng ta biết từ khi ông còn trẻ, trong lần ném đá Stê-pha-nô, ngài cuối cùng bị phản bội bởi một mâu thuẫn nội bộ giữa những người Ki-tô hữu.” Với một số người, cuộc sống của Thánh Phao-lô “là một sự thất bại,” giống như cuộc sống của Đức Ki-tô:
“Đây là con đường của Ki-tô hữu: tiến trên con đường đã được Chúa Giê-su vạch ra: con đường rao giảng, con đường chịu đựng, con đường của Thập giá, con đường của sự Phục sinh. Hôm nay, theo một cách rất đặc biệt, chúng ta hãy cầu nguyện với Sa-un cho những người trong Giáo hội mang trong mình tính cứng nhắc: cho những người cứng nhắc nhưng chân thành, như chính ngài, người có sự nhiệt huyết, nhưng bị lầm đường. Và cho những người cứng nhắc đạo đức giả, những người sống đời sống hai mặt, những người mà Chúa Giê-su nói, ‘Hãy làm theo những gì họ nói, nhưng đừng theo những gì họ làm.” Hôm nay chúng ta hãy cầu nguyện cho những người cứng nhắc.”
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 06/05/2017]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét