Thứ Tư, 11 tháng 10, 2017

Kêu gọi hành động: Tuyên ngôn được phát hành bởi Hội nghị Roma kêu gọi bảo vệ trẻ em trong thế giới số

Kêu gọi hành động: Tuyên ngôn được phát hành bởi Hội nghị Roma kêu gọi bảo vệ trẻ em trong thế giới số

‘Vấn đề toàn cầu này đòi hỏi chúng ta phải xây dựng ý thức, và chúng tôi kêu gọi hành động từ mọi chính phủ, mọi tập thể và mọi tổ chức’
6 tháng Mười, 2017
Pope Francis whit Young Singers
PHOTO.VA - OSSERVATORE ROMANO
Đức Thánh Cha Phanxico nhấn mạnh rằng việc bảo vệ trẻ em khỏi những mối nguy hiểm trên internet là ưu tiên hàng đầu trong diễn từ tại Hội nghị “Phẩm giá Trẻ em trong Thế giới Số” sáng nay 6 tháng Mười, 2017. Hội nghị được tổ chức bởi Trung tâm Bảo vệ Trẻ em của Đại học Giáo hoàng Gregorian của Roma, và được tổ chức tại Đại học  Gregorian, từ ngày 3-6 tháng Mười, 2017. Mục tiêu của hội nghị là làm nổi rõ lên những mối nguy hiểm của Internet và thúc đẩy hành động bảo vệ trẻ em và thiếu niên.
Theo Trung tâm này, trẻ em và thiếu niên chiếm trên một phần tư trong sốt hơn 3,2 tỷ người sử dụng Internet trên toàn thế giới. Thế hệ của hơn 800 triệu người sử dụng trẻ tuổi này đang trong nguy cơ trở thành những nạn nhân của sextortion (bóc lột tình dục), sexting (tình dục qua mạng bằng tin nhắc hoặc hình ảnh), cyberbullying (bạo lực internet) và harassment (sự quấy rối).
Trong diễn từ, Đức Thánh Cha nói rằng ngài ủng hộ mạnh mẽ những cam kết mà các tham dự viên của Hội nghị đã đồng ý đưa ra để giúp bảo vệ trẻ em và tái khẳng định tầm quan trọng của việc ký kết tuyên ngôn cam kết của vào cuối hội nghị của những người tham dự.
Dưới đây là văn bản của bản tuyên ngôn Roma do Vatican cung cấp:

Tuyên ngôn của Roma
Hội nghị Thế giới: Phẩm Giá của Trẻ Em trong Thế Giới Số
6 tháng Mười 2017
Đức Giáo hoàng Phanxico — “Một xã hội có thể bị xét đoán bởi cách nó đối xử với trẻ em.”
Đời sống của mỗi trẻ nhỏ là duy nhất, đầy ý nghĩa và quý báu và mọi trẻ em có quyền đối với phẩm giá và sự an toàn. Tuy nhiên ngày nay, xã hội toàn cầu đang lơ là với trẻ em của mình. Hàng triệu trẻ em đang bị lạm dụng và bóc lột bằng những cách rất xấu xa và ghê tởm, và với mức độ chưa từng có trên khắp thế giới.
Sự tiến bộ với tốc độ chóng mặt và sự hòa nhập của nó vào trong đời sống hàng ngày của chúng ta không chỉ thay đổi những việc chúng ta làm và cách thức chúng ta làm, nhưng còn thay đổi cả con người chúng ta. Nhiều sự ảnh hưởng của những thay đổi này là tốt. Tuy nhiên, chúng ta phải đối mặt với mặt tối của thế giới mới này, một thế giới tạo cơ hội cho những căn bệnh xã hội đang xâm hại đến những thành viên dễ bị tổn thương nhất của xã hội.
Rõ ràng Internet đã tạo ra được nhiều ích lợi và cơ hội về sự hòa nhập xã hội và thành tựu về giáo dục, ngày nay những nội dung ngày càng cực đoan và vô nhân luôn có sẵn ở đầu ngón tay của trẻ em. Sự gia tăng chóng mặt của truyền thông xã hội tạo ra những hành động vô cùng xảo quyệt, chẳng hạn bạo lực internet, quấy rối và bóc lột tình dục đang trở nên rất bình thường. Đặc biệt, phạm vi và tầm ngắm của sự lạm dụng và bóc lột tình dục trẻ em trên mạng vô cùng kinh hoàng. Những con số khổng lồ về hình ảnh lạm dụng tình dục trẻ em và giới trẻ luôn có sẵn trên mạng và liên tục phát triển không ngừng. Ảnh hưởng xấu của khiêu dâm trên trí óc non nớt của trẻ nhỏ là một sự nguy hại đáng được quan tâm. Chúng tôi ủng hộ tầm nhìn về một internet mở rộng truy cập cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng hiến pháp của tầm nhìn này phải chân nhận giá trị vững chắc của việc bảo vệ trẻ em.
Những thách đố là rất lớn, nhưng câu trả lời của chúng ta không thể mờ nhạt và yếu ớt. Chúng ta phải cùng nhau hoạt động để tìm kiếm những giải pháp tích cực và truyền sự tự tin cho tất cả mọi người. Chúng ta phải bảo đảm rằng tất cả trẻ em có được sự truy cập internet an toàn để nâng cao học vấn, những giao tiếp và kết nối của các em.
Các công ty công nghệ và chính phủ đã cho thấy sự dẫn đầu trong cuộc chiến này và phải tiếp tục đổi mới để bảo vệ trẻ em tốt hơn. Chúng ta cũng phải làm thức tỉnh các gia đình, hàng xóm, các cộng đồng trên toàn thế giới và chính bản thân các em về thực tại của sức ảnh hưởng của internet đối với trẻ em.
Chúng ta đã có những cương lĩnh toàn cầu có hiệu lực và các nhà lãnh đạo quan trọng của thế giới đang có những tiến bộ đáng kể trong việc hoàn thành những mục tiêu này. Trung tâm Bảo vệ Trẻ em của Đại học Giáo hoàng Gregorian điều hành công cuộc bảo vệ quốc tế ở 30 quốc gia trong bốn châu lục. Liên minh Toàn cầu WePROTECT, được khởi động từ Anh quốc, cùng hợp tác với Liên Minh Châu Âu và Hoa kỳ, liên kết 70 quốc gia, 23 công ty công nghệ và nhiều tổ chức quốc tế trong cuộc chiến này. Liên Hợp quốc đang xây dựng nỗ lực toàn cầu để đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững 16.2 của LHQ nhằm tiêu diệt bạo lực nhắm vào trẻ em vào năm 2030, đặc biệt thông qua Nhóm Cộng tác Toàn cầu Chấm dứt Bạo lực Chống lại Trẻ em (Global Partnership to End Violence Against Children).
Đây là một vấn đề không thể giải quyết bởi một quốc gia hay một công ty hoặc một tôn giáo đơn lẻ, nó là một vấn đề toàn cầu đòi hỏi những giải pháp toàn cầu. Nó đòi hỏi rằng chúng ta phải xây dựng được ý thức, và chúng ta phải kêu gọi hành động từ mọi chính phủ, mọi tôn giáo, mọi công ty và mọi thể chế.
Tuyên ngôn này của Roma đưa ra một lời kêu gọi hành động:
1 – Gửi tới các nhà lãnh đạo thế giới đảm nhận một chiến dịch xây dựng ý thức toàn cầu để giáo dục và thông tin cho mọi người trên thế giới về tính nghiêm trọng và sự lan rộng của nạn lạm dụng và bóc lột trẻ em trên thế giới, và thúc giục họ yêu cầu hành động từ phía lãnh đạo các quốc gia.
2 – Gửi tới những nhà lãnh các tôn giáo lớn của thế giới thông tin và hiệu triệu các tín đồ của mọi tôn giáo tham gia vào phong trào toàn cầu bảo vệ trẻ em trên thế giới
3 – Gửi tới các quốc hội của thế giới sửa đổi luật pháp của họ để bảo vệ trẻ em tốt hơn và cầm giữ những người bị quy trách nhiệm lạm dụng và bóc lột trẻ em.
4 – Gửi tới các nhà lãnh đạo những công ty công nghệ cam kết phát triển và ứng dụng những công cụ và công nghệ mới để tấn công sự phát triển những hình ảnh lạm dụng tình dục trên Internet, và ngăn cấm việc tái chia sẻ những hình ảnh của các nạn nhân trẻ em đã được nhận dạng.
5 – Gửi tới các bộ trưởng sức khỏe cộng đồng của thế giới và những nhà lãnh đạo các tổ chức phi chính phủ tăng cường giải cứu các nạn nhân trẻ em và cải thiện những chương trình phục hồi cho các nạn nhân của tình trạng lạm dụng và bóc lột tình dục.
6 – Gửi tới các cơ quan nhà nước, xã hội dân sự và cơ quan chấp pháp cùng hoạt động để nâng cao việc tìm kiếm và nhận dạng các nạn nhân trẻ em, và bảo đảm sự trợ giúp cho con số khổng lồ những nạn nhân còn bị giấu kín của nạn lạm dụng và bóc lột tình dục trẻ em.
7 – Gửi tới các tổ chức chấp pháp của thế giới mở rộng sự hợp tác toàn cầu và khu vực để làm tốt hơn việc chia sẻ những thông tin của những cuộc điều tra và gia tăng các nỗ lực hợp tác trong việc xử lý những tội ác vượt biên giới quốc gia nhắm vào trẻ em.
8 – Gửi tới những cơ quan y tế của thế giới để nâng cao sự huấn luyện cho những chuyên viên y tế trong việc nhận biết các dấu hiệu của sự lạm dụng và bóc lột tình dục, và cải tiến việc báo cáo và xử lý những vụ lạm dụng và bóc lột tình dục.
9 – Gửi tới các chính phủ và những tổ chức tư nhân nâng cao những nguồn tài nguyên sẵn sàng cho các nhà chuyên môn về điều trị tâm thần và các điều trị khác về cách trị liệu mở rộng và các trung tâm phục hồi cho những trẻ em bị lạm dụng hoặc bóc lột.
10 – Gửi tới các giới chức lãnh đạo trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng mở rộng nghiên cứu về những ảnh hưởng sức khỏe do hậu quả từ việc tiếp cận của trẻ em và thiếu niên với nạn khiêu dâm trên internet.
11 – Gửi tới những nhà lãnh đạo các chính phủ của thế giới, các cơ quan lập pháp, ngành công nghiệp tư nhân và các tổ chức tôn giáo bảo vệ và áp dụng những kỹ thuật để ngăn cản sự truy cập của trẻ em và thiếu niên vào những nội dung chỉ phù hợp cho người lớn.
12 – Gửi tới các chính phủ, ngành công nghiệp tư nhân và các tổ chức tôn giáo thực hiện một chiến dịch gây ý thức toàn cầu cho trẻ em và thiếu niên để giáo dục các em và cung cấp cho các em những công cụ cần thiết để sử dụng internet một cách an toàn và có trách nhiệm, và tránh làm tổn hại đến những bạn bè đồng trang lứa khác.
13 – Gửi tới các chính phủ, ngành công nghiệp tư nhân và các tổ chức tôn giáo thực hiện một sáng kiến gây ý thức toàn cầu để làm cho công dân ở mọi quốc gia cảnh giác hơn và ý thức đến tình trạng lạm dụng và bóc lột tình dục trẻ em, và khuyến khích họ báo cáo sự lạm dụng hoặc bóc lột đó cho các giới chức phù hợp nếu họ chứng kiến, nghe biết hoặc nghi ngờ.
Trong kỷ nguyên của internet thế giới đối mặt với những thách đố chưa từng có tiền lệ khi nó đứng lên bảo vệ những quyền và phẩm giá của trẻ em và bảo vệ các em tránh khỏi sự lạm dụng và bóc lột tình dục. Những thách đố này đòi hỏi cách suy nghĩ mới và những bước tiếp cận mới, ý thức toàn cầu được nâng cao và sự lãnh đạo đầy sáng tạo. Vì lý do này Tuyên ngôn của Roma kêu gọi tất cả mọi người cùng đứng lên để bảo vệ phẩm giá của trẻ em.
Được trình bày sau ngày thứ sáu của phiên họp tháng Mười, 2017
[Văn bản chính: tiếng Anh] [Courtesy of Vatican Radio]

[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 07/10/2017]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét