Rửa tội trên biển – em bé tị nạn ra đời trên tàu cứu hộ
Ảnh: © Bundeswehr / PAO EUNAVFOR MED.
Munich, Đức, 20 tháng 7, 2016 / 03:02 sáng (CNA/EWTN News).- Trong hành trình vượt biển đầy căng thẳng của cô đến Châu Âu, Vivian, một phụ nữ Nigeria đang mang thai nặng nề xuất phát từ bờ biển Libya, kết quả là sinh em bé trên tàu hải quân Đức đã cứu cô và 654 người đi chung.
Yêu cầu đầu tiên của cô khi nhìn thấy vị linh mục tuyên úy trên tàu? Là em bé vừa chào đời của cô được rửa tội.
Theo Linh mục Tuyên úy Quân đội Đức, Vivian là người Công giáo và đang di tản trốn khỏi cảnh bạo lực và bách hại ở đất nước của cô. Cô là một trong 655 người chèn chặt trên bốn con thuyền nhỏ mong manh vượt biển đến Châu Âu với hy vọng một đời sống tốt hơn.
Hôm 6 tháng 7, ngày đầu tiên của họ trên biển, một tàu hải quân Đức nhìn thấy các con thuyền của họ, và nhận thấy điều kiện cảnh báo nguy hiểm cho những chiếc thuyền, được mô tả là “không có khả năng đi biển,” họ đã đưa những người tị nạn lên tàu.
Khi linh mục tuyên úy Cha Jochen Folz nhìn thấy Vivian đã sinh em bé trên tàu vừa sau khi được cứu, cha và đội y tế ngay lập tức hỗ trợ. Chỉ sau vài phút Vivian đưa ra mong ước rất rõ: cô là người Công giáo, và cô muốn bé trai vừa ra đời của cô được rửa tội.
Thế là Cha Folz bắt tay vào việc ngay với sự giúp đỡ của các sĩ quan và thủy thủ trên tàu: nhân viên trực radio kích hoạt Internet để linh mục có thể truy cập văn bản tiếng Anh cần thiết cho nghi thức Rửa tội, trong khi những người khác tìm lấy một chén đựng nước xốt và một cái khay để tạm thời dùng như “giếng rửa tội.” Một cây nến cũng được lấy ra từ tủ áo của các sĩ quan.
Một phụ nữ tên Martina O., bà cũng được cứu từ các chiếc thuyền, được phép đỡ sinh em bé, đã đồng ý làm mẹ đỡ đầu.
Mặc dù bên ngoài trời tối đen, khoang y tế sáng trưng với những bóng đèn neon, và rất nhiều hải quân, họ muốn có mặt trong giây phút đặc biệt đó.
Cha Folz bắt đầu bằng lời chào những người tham dự và giới thiệu ngắn về bí tích rửa tội. Nghi thức sau đó tiến hành như bình thường: Cha Folz hỏi Vivian: “Chị đặt tên con chị là gì,? và cô trả lời: “Ikpomosa.”
Khi linh mục hỏi cô “Chị xin Giáo hội điều gì cho Ikpomosa?” Vivian mỉm cười và nói một cách tự hào: “Xin bí tích rửa tội, xin đức tin và sự sống muôn đời.” Linh mục sau đó vẽ dấu thánh giá trên trán của em bé, mời mẹ đẻ và mẹ đỡ đầu cũng làm như vậy.
Sau khi đổ nước trên đầu đứa trẻ ba lần bằng chén đựng nước xốt đồng thời đọc tín điều kinh thánh xưa: “Ta rửa con nhân danh Cha và Con và Thánh Thần,” linh mục sau đó đốt cây nến và trao cho mẹ đỡ đầu.
Đến lúc đặt một áo trắng trên em bé như là dấu hiệu của một sự sống mới trong Chúa Ki-tô, Cha Folz phủ dây các phép của linh mục màu trắng trên em bé như là biểu tượng của tư cách làm con Thiên Chúa vì rõ ràng họ không có áo rửa tội trắng.
Về quà tặng rửa tội, em bé Ikpomosa được tặng một ảnh đeo Tổng lãnh Thiên thần Michael, Vivian và Martina được tặng một ảnh đeo Đức Mẹ Đồng trinh. Cả ba ảnh đeo được một nhân viên quân y chuẩn bị, một dây ruy băng được cột vào mỗi ảnh để có thể treo hay cột vào chỗ nào đó an toàn.
Đây không phải là lần đầu tiên Cha Folz rửa tội cần kíp cho một người, nhưng nó đánh dấu lần đầu tiên cha làm cho một đứa trẻ tị nạn.
Hoạt động cứu hộ đánh dấu trải nghiệm đầu tiên của linh mục trong Hải quân, sau nhiều lần phục vụ các chiến dịch trên đất liền. Khi ở Afghanistan, cha đã rửa tội cho hai quân nhân người Đức và một quân nhân Mỹ, và đã ban Bí tích Thêm sức trong nhiều tình huống.
Tuy nhiên, bí tích rửa tội trên Địa Trung Hải cho em bé mới sinh của một người mẹ liều mạng sống mình trên biển với hy vọng có được cuộc sống tốt hơn cho bản thân và cho đứa con, là một điều hoàn toàn mới và khác thường.
Trong ánh sáng của tương lai không chắc chắn, Cha Folz nói với Vivian và Martina rằng “Giáo hội cho chúng ta một ngôi nhà trên toàn thế giới, và Ikpomosa bây giờ dưới sự bảo trợ đặc biệt của thiên đàng.”
[Nguồn: catholicnewsagency]
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 24/07/2016]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét