Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2016

Thành phố Krakow: Cái nhìn tổng quát

Thành phố Krakow: Cái nhìn tổng quát

“Qua nhiều thế kỷ trường đại học (Akademia Krakowska), Nicolaus Copernicus đã từng theo học, cùng với những người khác, biến thành phố thành một trong những trung tâm văn hóa và nghệ thuật sống động nhất của Châu Âu”
27 tháng 7, 2016
krakow
Đức Thánh Cha Phanxico đã đến Krakow chiều nay, thủ đô trước đây của Ba lan và là thành phố nổi tiếng nhất nước. Với 762,000 cư dân và tọa lạc trên bờ sông Vistula, những con số được ghi lại đầu tiên về sự hiện hữu của thành phố quay ngược lại từ thế kỷ X, khi nó được thành lập là một Đại công quốc (Grand Duchy) Moravia từ năm 990. Ki-tô giáo đến Ba lan rất lâu trước ngày chính thức rửa tội đất nước – năm 966.
Krakow là thủ đô của vương quốc từ năm 1038, dưới triều vua Piast. Trong thế kỷ XII nhiều cộng đồng Do thái được thành lập ở khu Kazimierz (chiếm 26% dân số năm 1939). Sau sự tàn phá bởi người Thát-đát giữa năm 1241 và 1242, thành phố nhanh chóng hồi sinh dưới ảnh hưởng của nhóm dân cư gốc Đức. Sau nhiều năm dưới sự thống trị của Séc, năm 1320 Wladyslaw Lokietek được đăng quang hoàng đế Ba lan lần đầu tiên trong thánh đường Wawel, và sau đó trở thành nơi làm lễ đăng quang cho đến lúc kết thúc nền quân chủ năm 1795.
Qua nhiều thế kỷ Trường Đại học Akademia Krakowska, Nicolaus Copernicus đã từng theo học, cùng với những người khác, biến thành phố thành một trong những trung tâm văn hóa và nghệ thuật sống động nhất của Châu Âu, nhưng trận hỏa hoạn năm 1596 bắt buộc phải dời nơi ở hoàng gia đến Warsaw, và tiếp sau đó trở thành thành phố thủ đô, dẫn đến sự suy yếu dần cho Krakow, bị pha tạp thêm do sự chia cắt của Ba lan. Cho dù có cuộc nổi dậy năm 1794, thành phố vẫn chịu sự thống trị của Áo năm 1846, và mãi đến năm 1918 mới trả lại về Ba lan. Trong thế kỷ XIX, Krakow một lần nữa trở thành trung tâm cho nghệ thuật và văn hóa Ba lan, và có được những phát triển kinh tế chính yếu do sự bóc lột các hầm mỏ của vùng Silesia lân cận.
Ngày 1 tháng 9 năm 1939, Đức Quốc xã xâm chiếm Ba lan và trong tháng đó 184 giáo sư của Trường Đại học Jagiellonian bị đưa đến trại tập trung Sachsenhausen và dân số Do thái gồm 68.000 người bị tiêu diệt. Ba trại tập trung được xây dựng trong thành phố trong đó 20.000 Ba lan không phải gốc Do thái và 34 linh mục bị giết. Krakow trở thành thủ đô của Chính quyền Chung của các địa hạt Ba lan dưới sự chiếm đóng của Đức nhưng không trực thuộc Đế chế Đức. Đức Quốc xã tịch thu rất nhiều tác phẩm nghệ thuật: sự can thiệp nhanh chóng của quân đội Soviet đã ngăn chặn được sự tàn phá một số lớn các tượng đài của Krakow, đã bị quân Đức đặt mìn, nhưng đã gây ra cái chết của rất nhiều nạn nhân trong dân tộc.
Krakow đã phục hưng sau Đại Chiến thứ II, bắt đầu từ năm 1949 do sự phát triển nhân khẩu nhanh chóng và thiết lập khu công nghiệp Nowa Huta tại các cổng vào Krakow, qua đó chế độ xã hội chủ nghĩa tìm cách thể hiện sức mạnh của hệ tư tưởng của nó đối lập lại với thủ đô “bảo thủ” và “bàn giấy”. Chính tại đây vào đêm Giáng sinh năm 1973, theo quyết định của chính quyền không cho đất để xây dựng một nhà thờ Công giáo, vị Tổng giám mục tương lai Krakow Karol Wojtyla đã dâng thánh lễ ngoài trời với sự tham dự của một con số tín hữu đáng kinh ngạc. Thánh Gioan Phaolo II là Tổng giám mục Krakow từ 1964 đến 1978 và khi làm giáo hoàng ngài đã về thăm thành phố 5 lần trong các chuyến tông du (1979, 1983, 1991, 1999, 2002), Đức Benedict XVI đã đến thăm trong chuyến tông du của ngài đến Ba lan năm 2006 và dâng Thánh lễ Chúa nhật ở Blonia, có khoảng hơn 1 triệu người tham dự.
Ngoài trường Đại học, Krakow có 14 trung tâm học thuật có 85.000 sinh viên theo học, và 12 chủng viện chính, và cũng là thành phố có số viện bảo tàng nhiều nhất – 30 – ở Ba lan. Năm 1978 khu tưởng niệm phức hợp của Krakow, cùng với mỏ muối Wieliczka gần đó, được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Năm 2000 nó là thành phố Văn hóa của Châu Âu, và năm 2013 nó được chọn là một Thành phố Văn học của UNESCO, thành phố Châu Âu đầu tiên nhận được danh hiệu này.

[Nguồn: zenit]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 28/07/2016]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét