Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Phát ngôn viên Vatican cho cái nhìn tổng quát về chuyến đi của Đức Thánh Cha cuối tuần này

Phát ngôn viên Vatican cho cái nhìn tổng quát về chuyến đi của Đức Thánh Cha cuối tuần này

Chuyến viếng thăm Armenia sẽ được đánh dấu bằng sự tưởng niệm cuộc diệt chủng 1915
23 tháng 6, 2016
pope francis to armenia
Người Armenian là những người rất “nhạy cảm” nên họ không quên được điều tốt họ đón nhận và điều thảm họa họ phải chịu, đặc biệt là Thảm họa Lớn (Great Evil), Metz Yeghern, sự diệt chủng (cho dù là từ này dấy lên những sự khó chịu cho chính phủ Thổ Nhĩ kỳ), xảy ra hồi đầu thế kỷ đã tàn sát cuộc sống của 1,5 triệu đàn ông, phụ nữ, người già và trẻ em.
Nỗi đau này, vẫn còn bùng lên sau 1 thế kỷ, Đức Thánh Cha Phanxico sẽ đến để đem lại sự an ủi bằng chuyến đi của ngài từ thứ Sáu đến Chủ nhật này, trong suốt chuyến đi này, trong một điểm dừng đầy cảm xúc tại Đài tưởn niệm Tzitzernakaberd của thủ đô Yerevan, ngài sẽ gặp khoảng 10 hậu duệ của những người sống sót trong cuộc hủy diệt này.
“Một giây phút rất quan trọng như trong ảo ảnh,” Cha Federico Lombardi nói, ngài sơ lược hôm thứ Ba mô tả những chặng nổi bật trong chuyến đi của Đức Giáo hoàng – chuyến quốc tế thứ 14, và là chuyến đầu tiên ở vùng Âu-Á – cùng với Đức ông Antraniq Ayvazian, chuyên viên về lịch sử, văn hóa và tình hình Giáo hội ở Armenia, và là giáo sư tại Đại học Yerevan.
Chuyến đi của ngài Bergoglio diễn ra theo sau chuyến thăm có ý nghĩa to lớn của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II tháng 9 năm 2001, nhân dịp kỷ niệm 1700 năm Ki-tô giáo được thừa nhận là tôn giáo chính thức. Ngoài ra, Cha Lombardi giải thích rằng Armenia rất quan tâm đến khuôn khổ chuyến hành hương 2 chặng trong vùng Caucasus, qua đó có thể thấy trước được một chuyến viếng thăm đến Georgia và Azerbaijan vào cuối tháng 9. Hiện tại giai đoạn 2 này chưa được xác định vì sự vắng mặt của Đức Đại Thượng Phụ Georgia, hiện đang bận ở Crete tham dự Hội đồng liên Chính thống giáo (tuy nhiên, ngài lại không tham dự). Vì thế, không có tính chính trị trong này, và có rất ít các động cơ liên quan đến sự xung đột đẫm máu ở Nagorno Karabakh, đã làm chia đôi hai miền.
Tuy nhiên, sự bao bọc của người Armenia không thể trì hoãn. Quả thật, lòng mong mỏi của Đức Thánh Cha là thực hiện một chuyến thăm để từ đó có thể có khả năng gần nhất trước lễ kỷ niệm Tháng Tư của cuộc diệt chủng Metz Yeghern, sự kiện đã được kỷ niệm đánh dấu 100 năm hồi năm ngoái, được tổ chức bởi Đức Thánh Cha ở Quảng trường Thánh Phê-rô cùng với các Giáo Chủ, thẩm quyền cao nhất của Giáo hội Tông truyền Armenia.
“Ngài Phanxico muốn đáp lại chuyến viếng thăm,” Cha Lombardi nói, “và đến thăm cộng đoàn Công giáo và động viên cộng đoàn thể hiện sự gần gũi, sự hỗ trợ và tình huynh đệ.” Trong khi đó, người Armenia đang rất nóng lòng chờ đợi chuyến viếng thăm của vị Giám mục Roma. “Không có cuộc bàn tán nào ngoài chuyện chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha. Thư từ và tin nhắn cũng cùng nội dung như vậy: ‘Cho chúng tôi nhìn thấy Giáo hoàng’; cho chúng tôi nhìn thấy ngài ít nhất thật gần,” Đức ông Ayvazian giải thích. “Có một tình cảm phụ tử hướng về người Cha chung của Giáo hội, cho dù sự thật là 90% dân số ở đây không phải người Công giáo, đặc biệt ở Yerevan. Mọi việc đều diễn ra mang trọng tâm của sự mừng vui, của sự thanh bình và với hy vọng rằng tương lai của Arminia sẽ tốt hơn hiện tại.”
Một sự thể hiện của cuộc tàn sát 1915-1916 dưới thời Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn dư âm. Như đã được công bố, ngài Phanxico sẽ tưởng niệm biến cố này tại khu Liên hợp Tzitzernakaberd, được gọi là ‘pháo đài swallow’s fortress,’ “một chặng dừng chân bắt buộc cho mọi cá nhân đến thăm Armenia,” Cha Lombardi nhấn mạnh. Ngài Bergoglio và các Giáo chủ sẽ được đón tiếp ở đó bở Tổng thống và một nhóm các trẻ em mang theo những tấm ấm và kỷ vật của cuộc thảm sát.
Sau đó Đức Thánh Cha, sau khi đã đặt vòng hoa trong phòng trung tâm của “ngọn lửa bất diệt,” và sau các bài hát và bài đọc, sẽ đọc lời nguyện bằng tiếng Ý, và tiếp theo là Kinh Lạy Cha được đọc theo ngôn ngữ của từng người. Chuyến thăm sẽ tiếp tục với cuộc đi bộ trong Vườn Tưởng niệm, tại đây 1 cây sẽ được trồng lên để ghi nhớ chuyến viếng thăm, sau đó là buổi họp mặt với các hậu duệ của những người bị bách hại.
Tất cả mọi việc này sẽ diễn ra trong ngày thứ Bảy, 25 tháng 6, trong những giờ đầu của buổi sáng. Tuy nhiên, Đức Giáo hoàng sẽ đến Armenia ngày hôm trước tức 24 lúc 3 giờ chiều (1 giờ chiều ở Ý) sau chuyến bay 4 tiếng đồng hồ từ Roma. Sau một nghi thức chào đón rất vắn tắt với các giới chức chính trị và tôn giáo tại sân bay Yerevan, buổi chiều Đức Thánh Cha sẽ đi thăm cầu nguyện tại Thánh đường của Armenia tại Etchmiadzin, và tại đây ngài sẽ đọc diễn văn chào thăm. Đây sẽ là bài diễn văn đầu tiên trong số 5 diễn văn, tất cả bằng tiếng Ý, và Đức Thánh Cha sẽ đọc trong suốt chuyến đi của ngài.
Ngài Phanxico sẽ đi từ Thánh đường đến Yerevan để thăm xã giao Tổng thống và họp mặt chính thức với khoảng 140 giới chức chính trị, đại diện của cá tổ chức dân sự và của các nhà Ngoại giao trong Dinh Tổng thống; tiếp theo sau là cuộc gặp riêng của ngài với các Giáo chủ và đại diện các phái đoàn, trong đó có 45 Giám mục Giáo hội Tông truyền Armenia.
Ngày thứ hai, sau khi đến thăm Đài Tưởng niệm, ngài sẽ đến Gyumri, ở miền Bắc đất nước, trung tâm chính của người Công giáo Armenia. Tại Quảng trường Vafrtanants, tôn vinh vị anh hùng tử đạo của dân tộc Armenia, một lễ Ngoại lịch Lòng thương xót sẽ được cử hành ở đó. Đây sẽ là một sự mới lạ vì “ở Armenia không bao giờ có một thánh lễ dâng ngoài quảng trường, vì theo truyền thống Armenia mọi người luôn luôn cầu nguyện trong nhà thờ,” Cha Lombardi giải thích. Một sự mới lạ khác là chuyến đi ngắn bằng xe giáo hoàng mui trần của Đức Phanxico (chuyến duy nhất trong toàn bộ lịch trình), ngài sẽ đến thăm một dòng các Nữ tu Armenia đang điều hành một trại mồ côi.
Kế hoạch cho chiều thứ Bảy là một chuyến thăm Thánh đường Tông truyền Bảy Vết Thương của Armenia và sau đó đến Thánh đường Công giáo Các thánh Tử đạo Armenia , nhà thờ này được Đức Hồng y Sandri khánh thành tháng 9 năm 2015. Cuối ngày, Đức Thánh Cha sẽ trở về  Yerevan để tham dự buổi Cầu nguyện Đại kết cho Hoàn bình tại Quảng trường Quốc gia, “sự kiện quan trọng nhất của nhiều quan điểm, tại đây hàng chục ngàn người sẽ cùng tham dự,” Cha Lombardi nói.
Chủ nhật, 26 tháng 6 sẽ là ngày mở với một Thánh lễ riêng và một cuộc gặp gỡ với 14 Giám mục Công giáo Armenia từ nhiều vùng ly tán khác nhau cùng với 12 linh mục trong Lâu đài tông đồ tại Etchmiadzin. Sau đó lúc 10 giờ, Đức Phanxico sẽ cùng tham dự Nghi thức Tế lễ tại Quảng trường, thêm một sự “phá lệ” khác, và ngài dùng cơm trưa đại kết long trọng với các Giáo Chủ, những đại diện của các Giáo hội và đoàn tùy tùng của Đức Thánh Cha (trong đó có Đức Hồng y Sandri).
Sau khi chào thăm các phái đoàn và những mạnh thường quân của Giáo hội Tông truyền Armenia, Đức Giáo hoàng sẽ đến Chủng viện Khofr Virap, một nơi gợi lên nhiều suy tư nằm gần núi Ararat, là một nơi được các tín hữu yêu mến vì, theo truyền thống, đây là nơi Thánh Gregory the Illuminator bị cầm tù suốt 13 năm. Trong căn phòng nơi cái giếng đã cầm giữ Thánh nhân sâu 10 mét dưới lòng đất, Đức Thánh Cha sẽ cầu nguyện và dâng cúng một bóng đèn nghệ thuật.
Sau đó trên ban-công của Chủng viện nhìn ra Ararat, cách biên giới Thổ Nhĩ kỳ một vài bước, Đức Thánh Cha sẽ thả 2 chim bồ câu thể hiện mạnh mẽ “lòng khát khao hòa bình.” Từ đây ngài sẽ đi ra sân bay trở về Roma, dự tính vào lúc 8.40 tối giớ Ý.

Đương nhiên, trong suốt chuyến đi sẽ có những câu hỏi của các nhà báo về sự miễn cưỡng phải dùng cụm từ “diệt chủng,” cũng thuộc về phần của Cha Lombardi, ngài thích chọn cách dùng cụm từ Metz Yeghern hơn. Câu trả lời trực tiếp của phát ngôn viên Vatican, ngài đánh dấu câu hỏi là một “nỗi ám ảnh” về phía báo chí: “Không ai trong chúng tôi không thừa nhận là đã có những vụ thảm sát này, nhưng chúng tôi không muốn tạo ra những tranh luận mang tính chính trị-xã hội. Nó là một thảm kịch kinh hoàng và tôi thích sự dụng cụm từ Metz Yeghern hơn, đây là cụm từ những người anh em Armenia của tôi sử dụng và nó có ý nghĩa mạnh hơn nhiều.”
Đức ông Ayvazian giải thích, thực ra cụm từ Metz Yeghern có nghĩa là “sự quét sạch, nhổ sạch sự hiện hữu của một dân tộc trong máu.” Đó thực sự là những gì đã xảy ra cho dân tộc Armenia từ những thế kỷ đầu sau Chúa Ki-tô, cực điểm là năm 1915 với sự “kinh hoàng của lịch sử,” và người ta vẫn đang mong chờ sự thừa nhận của phía Thổ nhĩ kỳ.
[Nguồn: ZENIT]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 24/06/2016]




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét