Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016

Giám đốc Bảo tàng Auschwitz nói về chuyến thăm của Đức Giáo hoàng

Giám đốc Bảo tàng Auschwitz nói về chuyến thăm của Đức Giáo hoàng

28-07-2016 Vatican Radio
bảo tàng
(Vatican Radio) Đức Thánh Cha Phanxico sẽ làm một chuyến viếng thăm vào thứ Sáu đến trại tử thần Đức Quốc xã cũ Auschwitz-Birkenau nơi 1,1 triệu người đã bị giết, hầu như tất cả họ đều là người Do thái. Giám đốc của Đài Tưởng niệm và Bảo tàng Auschwitz, Piotr Cywinski, nói rằng chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha đến nơi “kinh khủng” nhưng quan trọng này là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong thế giới hiện tại được đánh dấu bằng quá nhiều xung đột và khủng hoảng. Bằng cách nhìn lại và học từ quá khứ, ông nói, chúng ta có thể hiểu hơn những mối nguy hiểm của “chủ nghĩa dân túy, bài Xê-mít và tất cả các hình thức bài ngoại" mà chúng ta nhìn thấy trong thời buổi của chúng ta bây giờ.
Với cuộc viếng thăm của ngài thứ Sáu tới đến trại tử thần Đức Quốc xã cũ, Đức Thánh Cha trở thành giáo hoàng thứ ba đến thăm khu vực này sau hai vị tiền nhiệm, Thánh Gioan Phaolo II, một người Ba lan và ngài Benedict XVI, một người Đức. Khi đến thăm, Đức Thánh Cha sẽ cầu nguyện tại bức tường hành quyết và phòng ngục giam thánh Maximilian Kolbe, một tu huynh Phanxico người đã tình nguyện chết tại Auschwitz đế cứu mạng sống của một bạn tù khác, một người đàn ông có gia đình. Ngài cũng lên lịch gặp gỡ một nhóm người sống sót sau Auschwitz cũng như một nhóm Ki-tô hữu Ba lan người đã liều mạng sống trong thời chiến đển giúp những người Do thái.
Cywinski nói rằng một cuộc thăm viếng trại là “cơ sở” cho sự hiểu biết của chúng ta về thời kỳ hậu chiến và vấn đề nhân quyền. Ông nói rằng sự quyết tâm của Đức Thánh Cha Phanxico trong cuộc đối thoại với người Do thái Công giáo và nói rằng việc đến thăm Auschwitz-Birkenau là “một tín hiệu rõ ràng” của “sự tiếp cận của Giáo hội đến với Nạn tàn sát Người Do thái của các trại tập trung.”
Nói về thời đại hiện nay của chúng ta với những cuộc chiến và xung đột mới, Cywinski nói rằng bằng cách nhìn lại và học từ quá khứ chúng ta có thể hiểu rõ hơn “những nguy hiểm của chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa bài Xê-mít và mọi hình thức bài ngoại.” Ông đưa ra một ví dụ về thời gian sau này, đó là “những gì đang diễn ra trong các quốc gia ở Châu Âu” và thái độ của họ đối với những người tị nạn và di dân, những người di tản đến châu lục này để thoát khỏi chiến tranh và xung đột ở những quốc gia quê hương của họ.
“Khi chúng ta nhìn thấy sự kinh hoàng của những người vừa thoát khỏi vùng chiến tranh để sinh tồn” … “Đây cũng là một hình thức bài ngoại, sự sợ hãi người khác,” Cywinski nói.
Nói rằng chúng ta có “nhiều việc để thay đổi tình hình,” Cywinski kêu gọi “một cái nhìn nhân văn hơn” khi đối mặt với những vấn đề trong thời đại của chúng ta.

[Nguồn: news.va]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 29/07/2016]



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét